【bdkq brazil】Thiết lập trật tự pháp lý trên biển căn cứ vào Công ước Luật Biển
TS Lê Thị Tuyết Mai - ủy viên Ban chấp hành Hội Luật quốc tế Việt Nam,ếtlậptrậttựpháplýtrênbiểncăncứvàoCôngướcLuậtBiểbdkq brazil Chi hội trưởng Chi hội luật gia Bộ Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao viết về Công ước LHQ về Luật Biển 1982.
Năm 2019 đánh dấu 25 năm ngày UNCLOS chính thức có hiệu lực và 25 năm Việt Nam phê chuẩn UNCLOS. Việc Việt Nam tích cực tham gia và thực thi UNCLOS thể hiện thiện chí, sự coi trọng và kỳ vọng của Việt Nam vào trật tự pháp lý công bằng về biển.
Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội về việc phê chuẩn UNCLOS nêu rõ: “Bằng việc phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển 1982, nước CHXHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển”.
Nhà giàn Phúc Tần. Ảnh: Đoàn Bổng |
Khuôn khổ pháp lý toàn diện về biển và đại dương
UNCLOS bao gồm các quy định toàn diện xác lập các vùng biển, điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu; có giá trị cao hơn so với các Công ước và hiệp định/ thỏa thuận quốc tế khác, và các nguồn khác của luật quốc tế trong đó có luật tập quán quốc tế về biển.
UNCLOS nêu rõ: hiệp định/thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên về bất kỳ vấn đề nào được quy định tại Công ước phải phù hợp với Công ước; chỉ có các quyền, nghĩa vụ hình thành từ các quy tắc của pháp luật quốc tế không trái với UNCLOS là được công nhận và áp dụng bởi toà án hay toà trọng tài có thẩm quyền theo phần 15 Công ước.
Việc giải thích theo hướng UNCLOS không phải là khuôn khổ pháp lý duy nhất và còn có các khuôn khổ khác như luật tập quán quốc tế hình thành trước Công ước điều chỉnh các vấn đề về biển là đi ngược lại với mục tiêu của UNCLOS nhằm hạ thấp giá trị của Công ước. Do có tầm quan trọng chiến lược, tính thống nhất, toàn vẹn của UNCLOS cần tiếp tục được duy trì.
Quy định rõ quy chế pháp lý của các vùng biển, quyền và nghĩa vụ của các quốc gia
UNCLOS là cơ sở để xác lập phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia ven biển, kể cả quốc gia quần đảo (gồm nội thuỷ, vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa); các vùng biển ngoài phạm vi tài phán quốc gia (gồm biển cả hay còn gọi là biển quốc tế, vùng đáy biển quốc tế và tài nguyên khoáng sản ở đó là di sản chung của nhân loại).
Công ước LHQ về Luật Biển quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các quốc gia. Theo đó, mọi hoạt động liên quan đến thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển phải được phép của quốc gia đó; mọi hoạt động không được cấp phép đều là bất hợp pháp, vi phạm một cách rõ ràng các quy định của Công ước.
Điều 121 UNCLOS quy định tiêu chí xác định “đảo” là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc và luôn ở trên mặt nước khi thuỷ triều lên; các đảo có khả năng duy trì điều kiện cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng thì sẽ có đầy đủ các vùng lãnh hải, tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như lãnh thổ đất liền.
Các đá không có đáp ứng hai điều kiện nêu trên thì chỉ có lãnh hải 12 hải lý, không vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm nói chung không có lãnh hải riêng (và do đó cũng không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa) và sự có mặt của chúng không ảnh hưởng đến việc xác định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Căn cứ quy chế đảo tại Công ước, trong một vụ gần đây Tòa trọng tài đã kết luận, không một cấu trúc địa lý nào tại quần đảo Trường Sa có khả năng tạo ra vùng biển đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; các đảo của quần đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.
Đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa |
Cơ chế giải quyết tranh chấp về giải thích và áp dụng Công ước
UNCLOS thành lập các cơ quan, cơ chế với vai trò và chức năng khác nhau, có tính chất bổ sung cho nhau; quy định cơ chế giải quyết tranh chấp trong việc giải thích và áp dụng Công ước. Khi có tranh chấp, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ nhanh chóng trao đổi quan điểm về giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hoặc các biện pháp hòa bình khác.
Nếu việc trao đổi, đàm phán trong một thời gian hợp lý không đạt được giải pháp, các bên có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế để có phán quyết ràng buộc, đó là Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án Luật Biển quốc tế, hoặc Tòa trọng tài, Tòa trọng tài đặc biệt.
Tranh chấp nếu không được giải quyết thông qua trao đổi, đàm phán trong thời gian hợp lý thì có thể đưa ra cơ chế bắt buộc - Tòa trọng tài hoặc đưa ra Ủy ban hòa giải. Trên cơ sở các khuyến nghị của Ủy ban hòa giải tuy không có giá trị ràng buộc pháp lý, các bên tranh chấp có nghĩa vụ phải đàm phán để đạt giải pháp giải quyết tranh chấp, và nếu không đàm phán được, các bên có nghĩa vụ giải quyết thông qua cơ quan tài phán.
Phán quyết của các cơ quan tài phán theo quy định của UNCLOS góp phần giải thích đúng đắn các quy định của Công ước, làm rõ một số vấn đề còn chưa rõ hoặc gây tranh cãi, hoặc yêu sách và hành động trái với quy định của Công ước.
Hiệu quả thực thi UNCLOS, cũng giống như việc thực thi các điều ước quốc tế khác, trên thực tế không chỉ thể hiện ở quan điểm của quốc gia tại các diễn đàn khu vực và quốc tế thảo luận về biển mà phụ thuộc vào hành động của mỗi quốc gia thành viên trong việc sử dụng biển, đại dương và các tài nguyên biển.
Là quốc gia ven biển, thành viên của UNCLOS, Việt Nam đã và đang nỗ lực kiên trì giải quyết một cách hòa bình các vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển.
Việt Nam đồng thời đã và đang thực thi đầy đủ UNCLOS kể từ khi chấp nhận sự ràng buộc của UNCLOS và trở thành một quốc gia thành viên của Công ước 25 năm trước, nỗ lực thực hiện bảo tồn biển và đại dương và các nguồn lợi biển một cách bền vững, phù hợp với các tiêu chí của Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển thuộc Chương trình nghị sự 2030 của LHQ.
Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực cùng với các nước thành viên khác thúc đẩy tôn trọng UNCLOS, đồng thời bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị pháp lý của khuôn khổ pháp lý toàn cầu này.
TS Lê Thị Tuyết Mai
Làm SGK mới, Trung Quốc tuyên truyền trái sự thật lịch sử về Biển Đông
Việc Trung Quốc tuyên truyền, giáo dục thế hệ tương lai bằng những thông tin trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa 2 nước.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Có 50 triệu cứu được một mạng người
- ·Phạm nhân trốn trại ở Phú Yên, lĩnh thêm án tù
- ·Nhu cầu mặt bằng kinh doanh bán lẻ vẫn “nóng”
- ·Cần Thơ hỗ trợ DN tăng năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế
- ·Xa mặt liệu có cách lòng?
- ·Trộm đồng hồ Rolex gần 2 tỷ của tình trẻ, hoa hậu Kỳ Anh bị truy tố
- ·8 ngân hàng ký kết cho vay 1.131 tỷ đồng vốn ưu đãi
- ·Lợi nhuận sa sút vì nợ xấu
- ·Làm gì với hàng Trung Quốc ‘yểm’ chất lạ?
- ·Lừa 'chạy việc vào cảng hàng không, chiếm đoạt hơn 1,2 tỷ đồng
- ·Những chiếc khóa
- ·Truy bắt sát thủ mặc áo GrabBike đâm chết đại gia ở biệt thự TP.HCM
- ·Đường dây đánh bạc qua mạng hơn 2.000 tỷ đồng bị bắt như thế nào?
- ·Người đàn ông đầu độc 4 tấn tôm trị giá cả tỷ đồng của ông chủ cũ
- ·Phải có dấu hiệu vi phạm, CSGT mới được “tuýt còi”?
- ·Doanh nghiệp bánh kẹo, nước giải khát: Lợi nhuận vẫn đạt khá
- ·Viettel dẫn đầu về năng lực cạnh tranh viễn thông di động ở Mozambique
- ·Con trai giết người vì tình, cha mẹ nai lưng gánh hậu họa
- ·Đi thẩm mỹ để giữ chồng nhưng sợ… di chứng
- ·Vinamilk khánh thành nhà máy có công suất siêu lớn