【nhận định trận psg hôm nay】Dệt may trước TPP
Áp lực quy tắc xuất xứ
Cái lợi lớn nhất của ngành dệt may khi tham gia TPP đã được nhắc tới khá nhiều,ệtmaytrướnhận định trận psg hôm nay đó là việc cắt giảm thuế suất thuế NK góp phần làm gia tăng đơn hàng cho XK dệt may, tạo cơ hội cho hàng hóa Việt Nam “tấn công” vào thị trường Mỹ - thị trường chủ lực của XK dệt may.
Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, hiện nay, các DN XK hàng may mặc qua Mỹ phải chịu thuế suất từ 17-20%, thậm chí nhiều dòng sản phẩm phải chịu thuế suất lên đến trên 30%. Khi TPP được thông qua thì các mặt hàng may mặc của Việt Nam XK qua Mỹ đáp ứng được các quy định của TPP sẽ được hưởng thuế suất 0%. Bên cạnh đó, TPP cũng giúp Việt Nam có cơ hội đàm phán để Mỹ mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam. Cụ thể, XK dệt may vào Mỹ có thể tăng 12-13%/năm, thay vì mức 6-7%/năm như hiện nay và có thể đạt 30 tỷ USD vào năm 2030. Cũng nhờ có TPP, thị trường Mỹ sẽ chiếm 55% trong tổng giá trị XK dệt may của Việt Nam thay vì 49% như hiện nay.
Thế nhưng, theo các chia sẻ của DN thì để được hưởng lợi nhờ TPP không phải chuyện dễ dàng bởi TPP đòi hỏi rất nghiêm ngặt về quy tắc xuất xứ, tức là, giá trị của hàng hóa XK phải được tạo ra tại nước tham gia TPP với một tỷ lệ nhất định. Với hàng dệt may, để được hưởng thuế suất NK 0%, TPP yêu cầu các công đoạn sợi, vải, cắt, may phải được thực hiện tại quốc gia tham gia TPP. Điều đó có nghĩa là, bên cạnh cơ sở sản xuất chính phải có hàng loạt cơ sở công nghiệp hỗ trợ. Đây là điểm yếu nhất của nền kinh tế nước ta. Trên thực tế, nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may của Việt Nam vốn phụ thuộc vào… NK nhưng lại NK nhiều từ Trung Quốc và một số nước ASEAN (các nước không tham gia vào TPP). Ngoài ra, “dù các DN trong nước không ngừng cố gắng tăng tỷ lệ nội địa hoá (hiện đã đạt 50%) song tỷ lệ này vẫn còn thấp, chưa đủ đáp ứng yêu cầu mới khi TPP có hiệu lực”, ông Trường nói.
“Áp lực cực kỳ lớn” là những gì ông Nguyễn Đức Thăng, Trưởng phòng Thị trường, Công ty CP may Đáp Cầu chia sẻ với chúng tôi khi nói về TPP. Bởi theo ông Thăng, khi thuế suất về 0% cũng đồng nghĩa với việc các DN Việt Nam khi XK vào thị trường này cũng phải giảm giá XK. Trong khi đó, hầu hết các DN dệt may hiện nay chủ yếu làm gia công - công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi sản xuất, còn nguyên vật liệu đầu vào đều tăng khiến cho lợi nhuận của DN sụt giảm.
Yếu nhưng chưa cải thiện
Mặc dù đã biết yếu ở khâu nào nhưng cơ chế chính sách để khắc phục điểm yếu này lại chưa nhận được sự đồng thuận. Theo ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (Garmex Sài Gòn), khi xin phép đầu tư, những dự án đầu tư cho ngành dệt nhuộm của Garmex đều nhận được lời từ chối của chính quyền địa phương, với lý do là DN phải đạt được mức tiêu chuẩn nước thải loại A (nước có thể uống được). Trong khi đó, khả năng của DN chỉ có thể đầu tư cho công đoạn xả thải ở mức B (nước có thể trồng rau, nuôi cá). Thực tế, DN có thể đầu tư vào cụm công nghiệp nhuộm và đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải ở mức B. Sau đó, các DN trong cụm có thể phối hợp với nhau cùng đầu tư hệ thống xử lý nước thải chung trong khu công nghiệp theo chuẩn A nhưng đề xuất trên của DN không được chính quyền địa phương chấp thuận.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch Vitas cho rằng, chiến lược phát triển ngành may mặc đặt ra mục tiêu các mặt hàng chủ lực sẽ là nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, sợi các loại, vải dệt thoi, vải dệt kim, sản phẩm kỹ thuật, sản phẩm may mặc. Nhưng các địa phương lại không ủng hộ cho đầu tư dệt, nhuộm vì những lĩnh vực này gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
Thêm vào đó, thời gian qua, nhiều DN FDI trong lĩnh vực dệt may như Công ty Kyungbang (Hàn Quốc), Texhong (Hồng Kông - Trung Quốc), Công ty Sunrise (Trung Quốc)... đã đầu tư xây dựng nhà máy sợi ở Việt Nam để tận dụng cơ hội từ TPP. Mới đây, Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã đặt vấn đề các DN Mỹ muốn xây dựng một nhà máy sợi với quy mô lớn tại Việt Nam. Điều này cho thấy các DN nước ngoài đang muốn tận dụng nhân lực giá rẻ, sản xuất nguyên liệu tại Việt Nam sau đó xuất ngược về quốc gia của họ. Hiện tại, các DN Việt Nam chỉ thuần túy gia công cho nước ngoài, nên rất có thể, trong tương lai các DN vẫn sẽ tiếp tục làm tiếp tục làm gia công cho các DN FDI ngay trên đất nước mình. Khi đó, những lợi ích của TPP sẽ rơi vào túi của các DN FDI. Vậy nên, các DN cho rằng, cần phải hoạch định lại chiến lược phát triển ngành dệt, có chính hỗ trợ cho người trồng bông bằng cách bình ổn giá bông, sợi, mua dự trữ như Trung Quốc đã làm.
Phan Thu
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·Tàu ngầm TP Hồ Chí Minh lên đường về Việt Nam
- ·Tân binh năm nay có nhiều bằng ĐH hơn năm ngoái
- ·Hà Nội quyết định số phận cầu Long Biên
- ·Tây Ninh Smart
- ·Cháu bé 3 tháng tuổi chết bất thường sau khi tiêm vắc xin
- ·Dương Tự Trọng 'nhờ xã hội đen' đưa Dương Chí Dũng bỏ trốn ra sao?
- ·Nam Định: Đầu tư 88 tỷ xây bệnh viện để… bỏ hoang
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Sinh viên đi thực tế bị lạc rừng, tử vong
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Mỹ tập trận sát Ukraine
- ·Bố của Dương Chí Dũng là người thế nào ?
- ·Cơ cực lao động không đủ tiền về quê đón Tết
- ·Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- ·Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người nữ Anh hùng
- ·Làm việc áp lực, nhiều cảnh sát giao thông dùng thuốc an thần
- ·Ông đồ nằm gác chân trong sáng Mồng Một
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Nghi án quan chức Giao thông nhận hối lộ: Thứ trưởng sang Nhật tìm hiểu