【tỷ lệ bóng đá mexico】Đề xuất bổ sung chi phí chia sẻ phần giảm doanh thu các dự án PPP trong kế hoạch chi đầu tư công
Thúc đầu tư PPP để phát triển hạ tầng Tăng tỷ lệ vốn Nhà nước trong các dự án giao thông PPP để thêm hấp dẫn nhà đầu tư Phải tùy khả năng cân đối vốn để quyết định tỷ lệ vốn Nhà nước tại dự án PPP |
Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi nhiều vướng mắc liên quan đến đầu tư theo hình thức PPP. Ảnh: ST |
Không tính giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường vào tỷ lệ vốn nhà nước
Cụ thể, về vấn đề xác định giá trị tài sản công trong phần vốn nhà nước tham gia dự án PPP, theo Bộ Tài chính, một số tài sản công (như các tuyến đường bộ) cần được cải tạo, nâng cấp, mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thường có giá trị rất lớn. Do đó, quy định giá trị tài sản công tham gia dự án PPP được tính trong phần vốn của nhà nước tham gia dự án PPP (khoản 4 Điều 70 Luật PPP) và bị giới hạn phần vốn nhà nước tham gia dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư (khoản 2 Điều 69 Luật PPP) là không phù hợp với một số loại hạ tầng như dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hoá các công trình hiện hữu của ngành giao thông.
Vì thế, Bộ Tài chính kiến nghị sửa khoản 2 Điều 69 Luật PPP hoặc hướng dẫn khoản 2 Điều 69 Luật PPP theo hướng không tính giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường hiện hữu vào tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP.
Về điều kiện phải thực hiện điều chỉnh giá, phí sản phẩm, dịch vụ công ích và điều chỉnh thời hạn hợp đồng PPP khi áp dụng chia sẻ giảm doanh thu, theo quy định tại Điều 82 Luật PPP, một trong những điều kiện được áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu giảm là phải thực hiện đầy đủ điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP mà doanh thu dự án thực tế chưa đạt 75% doanh thu.
Theo quy định tại Điều 42 Luật PPP, tiêu chuẩn giá, phí sản phẩm, dịch vụ công là một trong những phương pháp để so sánh, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; đồng thời, khoản 1 Điều 65 Luật PPP quy định giá, phí sản phẩm, dịch vụ công và điều kiện điều chỉnh phải được quy định tại hợp đồng PPP.
Một số ý kiến từ Bộ Giao thông vận tải, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam cho rằng việc phải điều chỉnh mức giá, phí dịch vụ thay đổi so với hợp đồng đã ký kết sẽ phá vỡ các cam kết tại hợp đồng dự án PPP, hợp đồng vay của dự án, thay đổi cấu trúc của phương án tài chính ban đầu khi đấu thầu.
Bộ Tài chính nhận định, điều này dẫn đến việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sẽ không còn có ý nghĩa do các bên đã thay đổi cam kết ban đầu, khó thu hút nhà đầu tư và bên cho vay tham gia dự án. Đồng thời, việc điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công sẽ gây ảnh hưởng đến việc khai thác các dự án tương tự khác nên Bộ Tài chính kiến nghị nghiên cứu, sửa đổi quy định tại điểm c khoản 3 Điều 82 Luật PPP và Nghị định số 28/2021/NĐ-CP theo hướng chỉ thực hiện điều chỉnh thời hạn hợp đồng, không thực hiện điều chỉnh giá, phí sản phẩm, dịch vụ công.
Sửa đổi cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu của dự án PPP
Về điều kiện chia sẻ phần giảm doanh thu phải được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) kiểm toán, Bộ Tài chính cho rằng, theo Luật PPP, điều kiện để áp dụng chia sẻ doanh thu giảm là KTNN đã kiểm toán doanh thu giảm. Doanh thu giảm chỉ được xác định sau khi kết thúc năm tài chính và các bên sẽ phải thực hiện các phương án điều chỉnh thời hạn hợp đồng, điều chỉnh giá, phí sản phẩm, dịch vụ công. Vì vậy, tại thời điểm đăng ký làm việc với KTNN, cơ quan ký kết hợp đồng chưa xác định được có nội dung kiểm toán doanh thu giảm hay không.
Theo Bộ Tài chính, hiện KTNN thực hiện kiểm toán theo theo kế hoạch hằng năm nên trường hợp tại thời điểm đăng ký với KTNN không có nội dung kiểm toán doanh thu giảm thì sẽ phải đăng ký với KTNN để thực hiện kiểm toán doanh thu giảm của dự án ở năm sau. Điều này làm giảm ý nghĩa chia sẻ rủi ro kịp thời giữa Nhà nước và doanh nghiệp dự án PPP.
Vì thế, Bộ Tài chính đề nghị rà soát quy định về điều kiện được chia sẻ doanh thu giảm quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật PPP, Điều 17 Nghị định số 28/2021/NĐ-CP theo hướng: cho phép các bên có thể thoả thuận lựa chọn cơ quan kiểm toán (KTNN, kiểm toán độc lập) để thực hiện kiểm doanh thu giảm.
Bộ Tài chính cũng nêu thêm, cơ chế chia sẻ doanh thu giảm là một cơ chế ưu đãi, đảm bảo đầu tư mới được áp dụng và sử dụng nguồn NSNN để thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP.
Nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật KTNN, báo cáo kiểm toán của KTNN sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán và là cơ sở để các bên thực hiện. Do vậy, quy định tại Điều 85 Luật PPP (KTNN kiểm toán khi thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo quy định tại Điều 82 Luật này) là phù hợp, đảm bảo tính giá trị pháp lý cao.
Để đảm bảo thời gian kiểm toán phù hợp, Bộ Tài chính đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật KTNN theo hướng: bổ sung nhiệm vụ của KTNN là kiểm toán doanh thu doanh nghiệp PPP theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền để làm cơ sở thực hiện cơ chế chia sẻ doanh thu giảm.
Với vướng mắc về sử dụng nguồn dự phòng ngân sách để thanh toán cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu, theo Bộ Tài chính, nguồn dự phòng ngân sách được sử dụng cho các nhiệm vụ cấp bách, chưa được dự toán để kịp thời đáp ứng nhu cầu chi trong các trường hợp quan trọng, khẩn cấp.
Vì vậy, quy định sử dụng nguồn dự phòng ngân sách để thanh toán chia sẻ phần giảm doanh thu cho doanh nghiệp dự án PPP tại khoản 3 Điều 82 Luật PPP là chưa phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Nên để đảm bảo phù hợp với tính chất của nguồn vốn và phù hợp với thực tiễn, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, sửa quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật PPP để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo hướng chi phí chia sẻ phần giảm doanh thu được bố trí trong kế hoạch chi đầu tư công trung hạn và hàng năm của NSNN.
Cùng với đó, chi phí chia sẻ phần giảm doanh thu của các dự án PPP do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác là cơ quan có thẩm quyền được bố trí từ vốn đầu tư công của bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác; chi phí chia sẻ phần giảm doanh thu của các dự án do UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công của địa phương.
Bộ Tài chính nhấn mạnh, các nội dung vướng mắc, kiến nghị như trên liên quan đến các quy định tại Luật PPP nên Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, báo cấp có thẩm quyền xem xét trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật PPP. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nội thực hiện “Phát hiện kịp thời, thần tốc truy vết, tăng cường xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch
- ·Vị tể tướng nào bị vua ép uống thuốc độc, chết oan vì tội mê tín?
- ·Từ 2025, các kỳ tuyển sinh riêng sẽ thay đổi thế nào?
- ·126 trường ở Hà Nội tạm đóng cửa, tổ chức học online do mưa lũ
- ·Buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn phức tạp cần siết chặt phòng chống
- ·Di chuyển một que diêm để có phép tính đúng
- ·Phép tính đơn giản của học sinh tiểu học nhưng nhiều người lớn vẫn giải sai
- ·Cựu sinh viên 'rút ruột' tiền ủng hộ đồng bào miền Bắc đã khắc phục hậu quả
- ·Cần biện pháp xử lý mạnh các vụ vi phạm công trình thủy lợi
- ·Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường ở TP.HCM
- ·Bộ Công Thương tiếp tục 'gỡ vướng' tình trạng ùn tắc hàng hóa ở cửa khẩu Tân Thanh
- ·Điểm chuẩn đợt 2 ngành sư phạm cao chót vót, 9,5 điểm/môn vẫn trượt
- ·99% mắc lỗi chính tả: 'Dùng dằng' hay 'dùng giằng'?
- ·90% người dùng sai chính tả: 'Cục súc' hay 'cục xúc'?
- ·Xả thải rác trên vỉa hè, lòng đường sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng
- ·mobiEdu tung loạt gói cước đồng hành cùng học sinh, hứa hẹn 1 năm học bùng nổ
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Dở chứng' hay 'giở chứng'?
- ·Vị vua nào 2 tuổi lên ngôi, 2 năm sau bị ông ngoại chiếm mất ngai vàng?
- ·Ghi nhận thêm hai ca nhiễm Covid
- ·Từng đỗ đại học top đầu châu Á, chàng trai gây thất vọng vì bỏ học về quê