【soi keo bong da plus】TPHCM: Doanh nghiệp du lịch đứng trước nguy cơ không trả được nợ, lãi vay
Hoạt động du lịch đang bị tê liệt bởi dịch Covid-19. Ảnh TSTtourist. |
Ngày 15/6, Hiệp hội Du lịch TPHCM đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, UBND TPHCM và các đơn vị liên quan kiến nghị mở rộng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch Covid-19.
Hiệp hội Du lịch TPHCM nhấn mạnh, những khó khăn của ngành du lịch, trong đó có lữ hành, khách sạn, khu du lịch, nhà hàng, chuỗi cung ứng dịch vụ, kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành như vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thuỷ…
Vì vậy, việc tạo những cơ chế đặc thù, ưu đãi giúp doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn trước mắt, khôi phục hoạt động cũng góp phần tạo động lực vực dậy các ngành, lĩnh vực liên quan.
Từ đó, Hiệp hội Du lịch TPHCM kiến nghị giảm lãi suất vay đang áp dụng; không áp dụng chuyển nhóm nợ; ân hạn gốc và lãi toàn bộ dư nợ hiện hữu. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) là 24 tháng kể từ ngày thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ…
Theo bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TPHCM, từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 đã khiến du lịch và hàng không phải chịu thiệt hại nặng nề, mọi hoạt động gần như tê liệt. Hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch đều ngưng hoạt động, không có doanh thu… nhưng vẫn phải chịu áp lực lớn với hàng loạt các chi phí: trả lương cho lao động, trả lãi vay, nợ, hoàn tiền cho khách hàng với các chi phí đã đặt trước.
Dù Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 về cơ cấu lại thời hạn trả, miễn, giảm lãi, phí…, quy định các doanh nghiệp được ngân hàng thương mại xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ thêm 12 tháng nhưng thực tế các doanh nghiệp du lịch rất khó khăn trong thanh toán các khoản nợ, trong khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát vẫn đang diễn biến rất phức tạp.
Theo báo cáo từ Sở Du lịch TPHCM, đến nay chỉ còn khoảng 50% doanh nghiệp lữ hành hoạt động. Trong 5 tháng đầu năm 2021, tổng cộng 171 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã rút giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Các doanh nghiệp đều cắt giảm từ 50 - 80% lao động để duy trì hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khó khăn này…
Sở Du lịch TPHCM cũng kiến nghị UBND TPHCM xem xét trình HĐNĐ TPHCM chấp thuận chủ trương sử dụng vốn ngân sách ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TPHCM để hỗ trợ tín dụng theo hình thức tín chấp với lãi suất vay 0% cho doanh nghiệp du lịch. Các doanh nghiệp được vay sẽ không phân biệt lớn, nhỏ gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để trả lương cho người lao động trong 3 tháng.
(责任编辑:La liga)
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·Nhiều địa phương phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao năm 2021
- ·Hai kịch bản để Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế
- ·Thể lệ Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XV
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Báo chí khẳng định vai trò, vị trí trong phòng, chống Covid
- ·Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm dự án đường sắt Cát Linh
- ·Đã phát triển công cụ phân tích, phát hiện báo chí sửa, gỡ bài
- ·Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- ·"Các đồng chí đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro để nhận khó khăn về mình"
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Ông Võ Văn Thưởng: Không ai muốn kỷ luật, bỏ tù đồng chí, đồng đội
- ·TPHCM dành 51% lượng vắc xin ngừa Covid
- ·Cả dân tộc quyết tâm đi tới
- ·HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time
- ·Thủ tướng đề nghị trang bị camera để giám sát xâm nhập trái phép
- ·Toàn văn phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước khai mạc hội nghị TƯ 11
- ·Cấm phát tán tin sai trên mạng để đề cao bản thân, hạ thấp người khác
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Ngày 5/7, Việt Nam ghi nhận thêm 1.102 ca mắc Covid