【nhận định trận úc】Hãng kem đánh răng Colagate lỗ 253 tỷ đồng tại Việt Nam
Tham gia thị trường Việt Nam từ năm 1996,ãngkemđánhrăngColagatelỗtỷđồngtạiViệnhận định trận úc Colgate – Palmolive (Colgate), là một trong những thương hiệu hàng tiêu dùng toàn cầu đầu tiên nhảy vào Việt Nam. Cùng với Unilever, đây là 2 thương hiệu lớn nhất trong nước về nhóm hàng vệ sinh răng miệng, đặc biệt là kem đánh răng, chất làm trắng răng, bán chải.
Thời điểm mới vào Việt Nam, cả Colgate lẫn Unilever đều chọn con đường phát triển giống nhau, đó là thâu tóm một doanh nghiệp lớn nội địa để làm bàn đạp tiến vào thị trường.
Cụ thể, trong khi Unilever chi ra 5 triệu USD để mua lại công ty Phong Lan (chủ thương hiệu kem P/S) thì Colgate bỏ ra 3 triệu USD để mua lại Dạ Lan, thương hiệu kem đánh răng rất nổi tiếng lúc bấy giờ.
Sau khi thâu tóm, Colgate nhanh chóng loại bỏ thương hiệu Dạ Lan để phát triển sản phẩm kem đánh răng Colgate riêng. Đến năm 1998, Colgate cũng yêu cầu giải thể luôn công ty liên doanh với lý do thua lỗ.
Hơn 2 thập kỷ có mặt tại thị trường Việt Nam, Colgate đã xây dựng thương hiệu lớn mạnh trong tâm trí người Việt. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, hiện có hơn 90% người Việt Nam gặp vấn đề lên quan tới răng miệng, nhưng rất hiếm khi tới nha sĩ để kiểm tra.
Khoảng 85% trẻ em từ 6 -8 tuổi bị sâu răng và hầu hết đều không điều trị. Điều này sẽ thúc đẩy doanh số các sản phẩm chăm sóc nha khoa. Euromonitor dự báo, doanh số của các sản phẩm chăm sóc răng miệng sẽ có tốc độ tăng trưởng bình quân 5% trong giai đoạn 2017 – 2022.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Colagte những năm qua lại không tích cực như tiềm năng của thị trường. Trong vòng 3 năm trở lại đây, từ 2015 – 2017, doanh thu của công ty quanh mức 1.000 tỷ đồng mỗi năm và gần như không tăng trưởng.
Trong khi doanh thu tăng trưởng chậm, chi phí bán hàng và quản lý của Colgate tăng với tốc độ nhanh hơn. Năm 2017, chi phí bán hàng và quản lý đạt 431 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Chi phí bán hàng tăng phản ánh việc Colgate phải chi nhiều tiền hơn cho các hoạt động quảng cáo, chiết khấu cho đối tác phân phối để bán được hàng.
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Colgate tại Việt Nam chính là Unilever, tập đoàn hàng tiêu dùng nhanh lớn nhất thế giới. Trong lĩnh vực chăm sóc răng miệng, Unilever Việt Nam đang chiếm 47% thị phần năm 2017 với 2 thương hiệu rất nổi bật là P/S và Close-up.
Đặc biệt, Unilever đầu tư rất lớn để đưa các sản phẩm của mình tiến vào khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi được xem là thị trường bùng nổ nhất tại Việt Nam những năm tới. Bên cạnh các đối thủ nước ngoài, Colgate còn phải cạnh tranh với một số công ty trong nước như Đại Việt Hương hay Aloe.
Mặt khác, tại khu vực thành thị, nơi người dân sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho vấn đề răng miệng, Colgate gặp phải cạnh tranh không chỉ từ Unilever mà còn hàng loạt các thương hiệu toàn cầu và các sản phẩm chăm sóc chuyên biệt khác.
Khó khăn khiến Colagte liên tục thua lỗ những năm qua. Năm 2017, công ty báo lỗ 15,7 tỷ đồng, tăng so với khoản lỗ 13 tỷ đồng năm trước đó. Ngoài lý do bị cạnh tranh khốc liệt, kết quả kinh doanh của Colgate có nhiều điểm chung với các doanh nghiệp FDI đó là liên tục báo lỗ hàng năm.
Tính tới cuối năm 2017, công ty lỗ lũy kế 253 tỷ đồng, vượt qua vốn điều lệ chỉ có 181,5 tỷ đồng. Đây cũng là năm công ty phát sinh khoản vay ngắn hạn 30,6 tỷ đồng, cho thấy công ty đang cần nguồn lực bên ngoài để củng cố hoạt động.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá vàng SJC và thế giới đồng loạt giảm trong phiên đầu tuần
- ·Vinashin được tái cấu trúc khoản vay 600 triệu USD
- ·Bước chuyển mới của judo Hậu Giang
- ·Quyết liệt hơn để hoàn thành mục tiêu tài chính ngân sách 2013
- ·Tới năm 2027, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trong ACFTA vào khoảng 85,4%
- ·Bài 2: Viện phí tăng, chi phí cho bảo hiểm y tế tăng thêm 7 lần
- ·Trải nghiệm cần thiết cho billiards Hậu Giang
- ·Phát hiện cơ sở tập kết 1 tấn thịt lợn ôi thiu
- ·Yêu cầu thanh toán đầy đủ tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho người lao động
- ·Tăng cường công tác chỉ đạo thu ngân sách năm 2013
- ·Hà Nội sẵn sàng phương án, lộ trình chuyển đổi số
- ·Người bị cách lý do dịch Covid
- ·Bến Tre: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa bình ổn thị trường trong mùa dịch
- ·Một vận động viên Hậu Giang tranh tài Giải xe đạp đường trường toàn quốc
- ·Biến thể mới virus SARS
- ·Chủ tịch huyện Trảng Bom xin nghỉ việc sau kỷ luật vụ 500 căn nhà xây trái phép
- ·Đại hội thể thao đồng bằng sông Cửu Long: Tái khởi động vào đầu tháng 7
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Quyền lợi người tiêu dùng luôn được ưu tiên số 1
- ·Hà Nội trao tặng vật tư y tế phòng chống dịch Covid
- ·Nạn nhân vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong kể về 'ngày đi làm định mệnh'