【mu vs chelse】Bài 2: Viện phí tăng, chi phí cho bảo hiểm y tế tăng thêm 7 lần
Bài 1: Tiền tăng viện phí được bệnh viện sử dụng thế nào?àiViệnphítăngchiphíchobảohiểmytếtăngthêmlầmu vs chelse
Theo ông Hòa, giá viện phí tăng đồng nghĩa với chi cho bảo hiểm tăng lên. Việc làm sao vừa đảm bảo quyền lợi của người bệnh, vừa đảm bảo cân đối quỹ BHYT theo Nghị quyết 13 của HĐND Tp.Hà Nội đang là áp lực của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội hiện nay.
Đại diện BHXH Hà Nội cũng cho biết, cơ cấu giá hiện nay chỉ chi trả một phần viện phí, cụ thể là chỉ chi trả 3 trong số 7 danh mục tạo thành cơ cấu giá dịch vụ y tế. Gồm: Chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao; chi phí điện nước, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu bảo dưỡng, mua sắm thay thế tài sản…, vậy mà chi cho BHYT đã tăng gấp 3 lần.
“Nghị quyết 85 của Chính phủ về tính đúng, tính đủ giá viện phí và theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế - Tài chính, thì đến năm 2016 phải tính đủ cả 7 yếu tố. Gồm cả chi phí tiền lương, khấu hao trang thiết bị, chi phí đào tạo… Điều này đồng nghĩa với việc chi trả cho BHYT tăng lên 7 lần, đó là chưa kể chi phí cho bảo hiểm theo giá viện phí mới cũng sẽ tăng”, ông Hòa nói.
Số người khám bệnh có thẻ BHYT của Hà Nội tăng mạnh. Năm 2012 có khoảng 6 triệu lượt khám. Ảnh: MN.Trong khi BHYT đang có nguy cơ vỡ quỹ, thì đối tượng tham gia BHYT tự nguyện đang rất hạn chế. Thống kê của BHXH Hà Nội, tính đến 31/12/2012, trên toàn địa bàn Hà Nội có 68,91% dân số tham gia bảo hiểm, trong đó có khoảng 300 nghìn người tham gia BHYT tự nguyện. Những người tham gia BHYT tự nguyện này phần lớn là những người có tiểu sử bệnh tật hoặc bệnh nan y, nên chi phí cho mỗi ca khám chữa bệnh là rất lớn. Số ca khám chữa bệnh phải chi trả từ 10 triệu đồng trở lên chiếm hàng nghìn ca.
“Nguyên tắc của BHYT là sự chia sẻ rủi ro giữa người khỏe và người ốm. Nếu đối tượng người khỏe tham gia nhiều sẽ chia sẻ, gánh đỡ cho người ốm. Ngược lại, nếu người có tiền sử bệnh tật tham gia BHYT nhiều hơn người khỏe, thì sẽ dẫn đến mất cân đối quỹ BHYT”, ông Hòa chia sẻ.
Giải pháp của BHXH Hà Nội hiện nay là phải phát triển nhanh đối tượng tham gia BHYT, từ học sinh, sinh viên đến người dân. Để làm được điều này, ngành Bảo hiểm Hà Nội đang đẩy mạnh tuyên truyền về trách nhiệm của tổ chức, người sử dụng lao động, người dân trong việc tham gia bảo hiểm. Để không chỉ người có tiền sử bệnh tật tham gia, mà cả những người khỏe cũng tham gia nhiều hơn nhằm chia sẻ gánh nặng với cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH nói chung và BHYT nói riêng không hề dễ dàng .
Liên quan đến nguy cơ vỡ Quỹ bảo hiểm, mới đây Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO) cũng đã cảnh báo , tình trạng già hóa dân số cũng như những chính sách về đảm bảo an sinh xã hội đang gây áp lực lớn đối với Quỹ BHXH, trong đó có BHYT./.
Chị Nguyễn Thị Hoài (Thái Hà - Hà Nội):“Tôi cũng biết được là viện phí tăng từ 1/8 nhưng cũng không quan tâm nhiều lắm, bởi tôi đi khám bệnh thường sử dụng bảo hiểm y tế và nói chung là tôi cũng không biết giá của các dịch vụ y tế trước đây như thế nào, không thể đối chiếu được giá trước đây so với giá bây giờ nên cũng không rõ là tăng bao nhiêu”. Chị Phạm Thị Mai (Cầu Giấy - Hà Nội):“Tôi không quan tâm đến vấn đề giá viện phí hiện nay cho lắm, mặc dù cũng biết là tăng viện phí ở một số các bệnh viện ở Hà Nội. Hầu như đi khám thì gia đình tôi thường xuyên sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, nên mức phải chi trả đã được bảo hiểm chịu cho một phần, nên cũng không rõ lắm về mức tăng viện phí như thế nào”. Anh Ngô Việt Anh (Người nhà bệnh nhân ở Hoàng Mai - Hà Nội):“Nói chung là có bệnh thì phải tìm đến bệnh viện, bác sỹ để điều trị. Giá tăng cũng không biết kêu ai. Thấy hóa đơn viện phí ít thì không nghĩ đến BHYT, nhưng từ khi biết viện phí tăng từ 1/8 thì gia đình tôi sẽ dùng BHYT, mất thời gian, công sức một chút nhưng giảm được về tài chính”. Chị Nguyễn Thị Loan (Gia Lâm - Hà Nội):“Đúng là viện phí tăng cũng phải ảnh hưởng đến ít nhiều đời sống của chúng tôi. Viện phí tăng đồng nghĩa với việc chúng tôi phải chịu một mức chi trả lớn hơn trước. Nhưng cũng may gia đình chúng tôi từ bố mẹ đến con cái đều mua bảo hiểm y tế, nên cũng có thể đỡ được phần nào mức viện phí phải chi trả.” Bác Hà Thị Mến (người nhà bệnh nhân quê ở Bắc Ninh):Ngại nhất về BHYT là cảnh lấy sổ khám bệnh xong phải xếp hàng chờ rất lâu mới đến lượt. Nhưng giá tăng thế này thì chúng tôi sẽ dùng BHYT cho đỡ tốn kém”. Tố Uyên - Vân Anh(ghi) |
Nhật Minh
(责任编辑:La liga)
- ·Bình Yên composite
- ·Phụ nữ chung tay bảo vệ môi trường
- ·Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh dự kiến diễn ra trong hai ngày 18 và 19/9
- ·Sửa đổi Nghị định 08 về thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- ·Máy mài góc Makita loại nào tốt, bán chạy hiện nay?
- ·Erik ten Hag khen Onana, nói đỡ cho Mason Mount ở MU 1
- ·Công an Thừa Thiên Huế chia sẻ khó khăn với người dân các tỉnh phía Bắc
- ·Chín tháng xảy ra 15 vụ cháy, 16 vụ tai nạn, sự cố
- ·Quảng Nam dự kiến đón khách du lịch quốc tế từ tháng 11/2021.
- ·Chứng khoán hôm nay (1/2): Bên mua thắng thế, thị trường hồi phục
- ·Khi thẻ bảo hiểm y tế là tấm ‘kim bài miễn tử’…
- ·Kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ có thêm nhiều bước chuyển tích cực, mạnh mẽ hơn
- ·Thông qua 23 nghị quyết quan trọng
- ·Thời cơ chín muồi đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao
- ·Sản xuất thuốc Incepban 400 Chewable Tablet vi phạm chất lượng, doanh nghiệp bị xử phạt
- ·Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của Hội đồng Nhân dân các cấp
- ·Kết quả Man City 1
- ·Lãnh 16 năm tù vì tàng trữ hơn 550g ma túy
- ·Xuân 2023 – Nghĩ về kỳ tích và nguồn cội!
- ·TP. Huế: Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động hè