【bang xep hang giai nhat】Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành nguyên tắc,êntắcphânbổvốnđầutưcônggiaiđoạbang xep hang giai nhat tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2021 - 2025, để các tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến.
Bố trí vốn đầu tư phải tập trung, đảm bảo hiệu quả
Theo dự thảo này, vốn đầu tư công nguồn NSNN được bố trí cho các đối tượng được quy định tại Điều 5 Luật Đầu tư công và được phân theo ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 36 Luật NSNN.
Nguyên tắc chung việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn NSNN giai đoạn tới là phải bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các bộ, cơ quan trung ương và các cấp chính quyền địa phương.
Việc phân bổ phải phục vụ cho thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của quốc gia, của các ngành, lĩnh vực, địa phương, kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch vay, trả nợ 5 năm, các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch…
Đồng thời, việc phân bổ phải phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn NSNN và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác, của từng ngành, lĩnh vực và địa phương; bảo đảm các cân đối vĩ mô, an toàn nợ công.
Việc bố trí vốn đầu tư phải tập trung, không phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; chỉ bố trí vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.
Dự thảo cũng nêu nguyên tắc tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, dự án kết nối, có tác động liên vùng, dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của cả nước và của các cấp, các ngành; đảm bảo tỉ lệ cân đối vốn NSNN bao gồm vốn đầu tư và vốn chi thường xuyên chi cho giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường theo nghị quyết của Quốc hội.
Bố trí vốn hợp lý cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng, miền trong cả nước.
Không để dự án được ký hiệp định nhưng không đưa vào danh mục
Thứ tự ưu tiên bố trí vốn kế hoạch đầu tư nguồn NSNN trung hạn và hàng năm trong giai đoạn 2021 - 2025 như sau:
Bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Đầu tư công (nếu có); bố trí đủ vốn để hoàn trả vốn ứng trước kế hoạch nhưng chưa có nguồn để hoàn trả trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước (nếu còn); bố trí vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch; bố trí vốn cho dự án đã hoàn thành, quyết toán và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn, vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;
Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật Đầu tư công; chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án.
Đối với vốn nước ngoài (ODA) của bộ, cơ quan trung ương và địa phương, việc bố trí vốn thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên bố trí cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài đang thực hiện, chuyển tiếp; các chương trình, dự án đã ký kết hiệp định nhưng chưa được bố trí vốn trong kế hoạch trung hạn giai đoạn trước; các chương trình, dự án theo tiến độ phải hoàn thành trong kỳ kế hoạch 2021 - 2025.
Rà soát, nghiên cứu dừng ngay các dự án đã ký kết hiệp định nhưng không có hiệu quả để đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay.
Đối với các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021 - 2025 phải kiểm soát chặt chẽ về sự cần thiết, chỉ thực hiện các dự án thực sự hiệu quả; phải phù hợp với khả năng cân đối và giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo các hiệp định đã ký kết với nhà tài trợ, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm theo quy định.
Dự thảo nêu rõ yêu cầu "chủ động đàm phán với nhà tài trợ về tiến độ, thời gian ký kết hiệp định phù hợp với khả năng cân đối vốn của kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương mình, không để xảy ra tình trạng dự án được ký kết hiệp định nhưng không đưa được vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn".
D.A
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháy
- ·Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã
- ·Họp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam
- ·Cử tri Bù Đốp mong được tháo gỡ vấn đề ô nhiễm môi trường
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Hội nghị Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ 7, khóa VII
- ·Những ngày tháng tư lịch sử…
- ·Trao hơn 230 cặp đựng hồ sơ cho các Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Bộ CHQS tỉnh Bình Phước tổ chức học tập các chuyên đề pháp luật
- ·Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- ·Xử phạt 4 cơ sở không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định
- ·Chủ quán bún trả lại tài sản trị giá 50 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Chữ ký số
- ·Hàn Quốc: Phức tạp trong việc thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol
- ·Thả hơn 6,8 triệu con tôm post giống về biển nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản
- ·Kết quả Kỳ họp thứ 20 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
- ·Giao lưu hữu nghị cụm dân cư 2 bên biên giới Bình Phước
- ·Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- ·Chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công