会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua viking】Ngành Tài chính sẽ cơ bản đạt mục tiêu đề ra đến năm 2020!

【ket qua viking】Ngành Tài chính sẽ cơ bản đạt mục tiêu đề ra đến năm 2020

时间:2025-01-11 03:39:40 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:175次

ns

Bộ Tài chính đã tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác quản lý,ànhTàichínhsẽcơbảnđạtmụctiêuđềrađếnnăket qua viking hỗ trợ người dân và DN

* PV: 9 tháng năm 2019 thu ngân sách nhà nước (NSNN) đã đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, đạt 77,5% dự toán, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2018. Ông đánh giá như thế nào về nỗ lực thu ngân sách của ngành Tài chính?

- Ông Trần Quang Chiểu: Có thể nói, thực hiện thu NSNN 9 tháng năm 2019 đạt 77,5% dự toán, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ trong một số năm gần đây. Trong 3 năm gần đây, từ 2016 - 2018, lần lượt các mức tăng thu đạt 77,1%, 69,8% và 75,3%.

chieu
Ông Trần Quang Chiểu

Theo đó, thu nội địa 9 tháng đạt hơn 75% dự toán; thu nội địa từ thuế, phí tăng cao hơn so với một số năm gần đây. Thu từ 3 khu vực kinh tế có mức tăng khá so với năm trước. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu dự kiến cũng vượt dự toán do hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm trước… Đáng chú ý, đây là năm thứ hai thu ngân sách trung ương vượt dự toán đề ra.

Trên cơ sở tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,8%, cùng với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách về tài chính, thuế phù hợp với tình hình thực tế; đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) thuế, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh… tôi cho rằng, ngành Tài chính sẽ hoàn thành và vượt dự toán được giao năm 2019.

* PV: Trong những năm gần đây, ngành Tài chính đã đẩy mạnh CCHC, trong đó đã cắt giảm nhiều thủ tục hành chính (TTHC), cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý... Xin ông cho một vài nhận xét, đánh giá về những kết quả nêu trên của Bộ Tài chính?

- Ông Trần Quang Chiểu:Tại nghị trường Quốc hội, tôi đã nhiều lần khẳng định, Bộ Tài chính đi đầu trong công tác CCHC trong khối các bộ, ngành.

Nhắc đến CCHC không thể không nhắc tới công tác cải cách thể chế. Những năm gần đây, có thể nói Bộ Tài chính đã cơ bản hoàn thiện việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính – ngân sách, nhằm quản lý ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả hơn. Là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nên các chương trình, đề án, xây dựng luật… của Bộ Tài chính có khối lượng rất lớn, tuy nhiên, bộ đã đảm bảo cơ bản hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý.

Đối với cải cách TTHC, Bộ Tài chính liên tục rà soát, đánh giá các TTHC thuộc lĩnh vực tài chính; rà soát, cắt giảm đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh. Bộ đã cắt giảm và đơn giản hóa 119/190 điều kiện kinh doanh thuộc 14 ngành nghề hỗ trợ doanh nghiệp (DN). Về công tác kiểm tra chuyên ngành, hiện các thủ tục liên quan đến ngành Tài chính chỉ chiếm 28%, còn lại 72% từ cơ quan quản lý chuyên ngành. Bộ Tài chính đã tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, hỗ trợ người dân và DN. Đơn cử như việc triển khai thu, nộp, hoàn thuế điện tử đã mang lại lợi ích thiết thực cho DN.

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tài chính. Bộ Tài chính đã liên tục tổ chức kiện toàn, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, đặc biệt là lĩnh vực thuế, kho bạc và hải quan. Tôi được biết đến nay, hệ thống thuế đã thực hiện sắp xếp tại 61 cục thuế, hợp nhất 401 chi cục thuế thành 190 chi cục thuế khu vực, giảm 211 chi cục thuế; trong đó có 22 cục thuế hoàn thành trước so với kế hoạch hợp nhất đến năm 2020. Toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) từ năm 2015 đến nay đã cắt giảm được 251 phòng thuộc KBNN cấp tỉnh, cắt giảm 58 KBNN cấp huyện và giảm gần 2.000 cấp tổ thuộc KBNN cấp huyện...

Tôi cho rằng, để thực hiện được điều này không dễ, cần sự quyết tâm, tổ chức khéo của lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo các đơn vị thuộc bộ và sự đồng lòng của cán bộ, công chức toàn ngành Tài chính.

* PV: Là người có nhiều năm kinh nghiệm làm công tác quản lý trong lĩnh vực tài chính – ngân sách, ông nhận định ra sao khi có ý kiến cho rằng, áp lực nợ công giảm nhờ nỗ lực lớn trong quản lý điều hành?

- Ông Trần Quang Chiểu: Dưới sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, trực tiếp là Bộ Tài chính, công tác quản lý, huy động, sử dụng vốn vay ngày càng có hiệu quả. Do vậy nợ công, nợ chính phủ trong những năm gần đây đạt kết quả tích cực, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nợ công căn cứ Nghị quyết 07/NQ-TW của Bộ Chính trị, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

Công tác quản lý nợ công đến nay cơ bản thực hiện tốt mục tiêu tổ chức huy động vốn với chi phí thấp gắn liền với mức độ rủi ro hợp lý cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Các chỉ tiêu nợ công, nợ chính phủ so với GDP được kiểm soát chặt chẽ và nằm trong giới hạn theo nghị quyết Quốc hội. Việt Nam đã có quyền lựa chọn nhà đầu tư và nguồn vốn đầu tư để đảm bảo hiệu quả nền kinh tế.

Tốc độ tăng nợ công cũng đã giảm (giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 18,1%/năm; 3 năm 2016 - 2018 tăng bình quân khoảng 10%/năm); sau nhiều năm đã kéo tỷ lệ nợ công giảm từ mức cuối năm 2016 là 63,7% GDP xuống còn 61,4% GDP cuối năm 2017; năm 2018 là 58,5% GDP và dự kiến cuối năm 2019 là 56,1% GDP. Kết quả này thấp hơn so với số đã báo cáo, theo đó, năm 2018 là 61,4% GDP và năm 2019 là 61,3% GDP. Việc kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công, nợ chính phủ so với GDP trong giới hạn cho phép đã góp phần quan trọng trong việc tiếp tục cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam những năm gần đây.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, tôi cho rằng, cần tiếp tục phải kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ; tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay trên cơ sở kế hoạch đầu tư công, kế hoạch vay trả nợ công trung hạn và hàng năm; kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay nợ nước ngoài của DN…

* PV: Nhìn vào bức tranh tài chính – ngân sách những năm qua, là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ông có thể đưa ra một vài nhận định về việc thực hiện các mục tiêu của ngành Tài chính trong nhiệm kỳ này?

- Ông Trần Quang Chiểu: Thu NSNN cả giai đoạn (2016 - 2020) dự kiến sẽ vượt mục tiêu so với số báo cáo trước đó là từ 6,6 - 6,7 triệu tỷ đồng; tỷ lệ huy động thu vào NSNN đạt 24,4% (vượt kế hoạch đề ra là 23,5% GDP), trong đó huy động từ thuế, phí xấp xỉ 21% theo kế hoạch.

Cùng với đó, tỷ trọng thu nội địa tăng dần, đến năm 2020 dự kiến đạt gần 84% tổng thu NSNN (kế hoạch là 84 - 85%); tỷ trọng thu dầu thô và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu là 18% (vượt kế hoạch đề ra là từ 14 - 16%).

Về chi NSNN thực hiện quản lý ngân sách chặt chẽ, số bội chi tuyệt đối giảm nên tổng số chi cân đối NSNN 5 năm dự kiến khoảng từ 96 - 97% kế hoạch 5 năm. Đáng chú ý, cơ cấu chi đã chuyển dịch tích cực theo hướng tăng chi cho đầu tư phát triển, giảm chi thường xuyên. Tỷ trọng chi thường xuyên (gồm cả chi tạo nguồn cải cách tiền lương) bình quân ước giảm xuống dưới 64% tổng chi NSNN. Chi đầu tư tăng dần, bình quân 5 năm dự kiến khoảng 26 - 27% tổng chi (mục tiêu là 25 - 26%).

Về bội chi và nợ công đã giảm dần, năm 2020 dự kiến bội chi còn 3,44% GDP, thấp hơn mục tiêu đề ra; nợ công cải thiện so với năm 2016, đến cuối năm 2020 dự kiến nợ công khoảng 54,3%.

Như vậy, các chỉ tiêu lớn về tài chính - ngân sách, cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra đến năm 2020.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Minh Anh (thực hiện)

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
  • “Tất niên xóm”
  • Muôn vàn cách thưởng trà của người Việt
  • Du xuân rẻ mà vui
  • Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
  • Hương ước góp phần xây dựng nếp sống văn hóa
  • Người gìn giữ tiếng đàn dân tộc truyền thống đất Tây Nguyên
  • Sắp trùng tu Nhà thờ Đức Bà, TP.HCM trong nhiều năm
推荐内容
  • Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
  • Thánh địa Cát Tiên
  • Vẻ đẹp tiềm năng của biển Bình Định
  • Bia đá tiến sĩ triều Lê và Mạc
  • Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
  • Ý nghĩa văn hóa trong đại lễ Dâng y Kathina