【tỷ số bóng đá la liga tây ban nha】Du xuân rẻ mà vui
Mùa xuân luôn là mùa được dân đi bụi mong đợi nhất bởi cơ hội du xuân trên những nẻo đường núi phía bắc luôn đem lại những trải nghiệm và cảm xúc khó quên. Bạn đã quyết định chọn cung đường nào cho mùa xuân năm nay?tỷ số bóng đá la liga tây ban nha
1. Cao nguyên Mộc Châu (Sơn La)
Mùa xuân Mộc Châu |
Nằm cách Hà Nội khoảng 180km, cao nguyên Mộc Châu, điểm đến đã quá quen thuộc với nhiều du khách, vào ngày xuân càng trở nên hấp dẫn bởi vẻ đẹp thiên nhiên và sắc xuân rạng rỡ trên những vườn đào, vườn mận.
Thời gian: từ 1 -2,5 ngày
Phương tiện: ô tô, xe máy
Các địa điểm tham quan: bản làng dọc quốc lộ 6, thị trấn nông trường, đường vào Tân Lập hoặc đi cửa khẩu Loóng Sập. Hãy dừng chân bất kỳ nơi nào trên đường di chuyển để khám phá mùa xuân nơi đây.
2. Bắc Hà (Lào Cai) - cao nguyên trắng
Cao nguyên trắng |
Một lộ trình kinh điển để khám phá cao nguyên trắng Bắc Hà thường được nhiều dân đi lựa chọn từ Hà Nội là di chuyển bằng tàu đêm lên Lào Cai rồi thuê xe gắn máy trong 2 ngày. Nếu mang theo xe máy lên tàu thì xuống ở ga Phố Lu.
Bắc Hà hấp dẫn bởi vẻ đẹp lộng lẫy của gốc mận trắng toát trên chênh vênh sườn núi, hay những vườn mận xanh rờn trong thung lũng.
Thời gian: 2 ngày, 2 đêm
Phương tiện: xe máy
(Thuê xe từ Lào Cai giá 200.000 - 250.000 đồng/ngày)
Các địa điểm tham quan: thị trấn Bắc Hà, dinh thự cổ của vua Mèo Hoàng A Tưởng, các đường liên xã vào Bản Phố, Tả Van Chư, Lùng Phìn.
3. Lễ hội Gầu Tào, Say Sán ở Lào Cai
Chơi hội Say Sán |
Vào ngày mùng 4-6 Tết hàng năm, tại Pha Long (huyện Mường Khương) sẽ diễn ra lễ hội mừng xuân mới của đồng bào Mông gọi là hội Gầu Tào, cũng lễ hội đó tại huyện Simacai thì gọi là lễ hội Say Sán. Đây là dịp để du khách khám phá nét văn hóa truyền thống của bà con dân tộc miền núi và hòa mình vào không khí lễ hội tưng bừng và rộn rã nơi rẻo cao.
Thời gian: ít nhất 2 ngày, 2 đêm (di chuyển từ Hà Nội lên Lào Cai bằng tàu đêm)
Phương tiện: ô tô, nhưng cơ động và linh hoạt nhất là xe máy, để có thể đi vào đường liên bản, khám phá sâu sắc cuộc sống mùa xuân của người dân bản địa nơi đây.
Các địa điểm khám phá: Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, Pha Long (Mường Khương); Sín Chéng, Quan Thần Sán, Thào Chư Phìn, Lử Thẩn, Cán Cấu (Simacai).
4. Rong ruổi trên quốc lộ 6 và quốc lộ 12
Nếu có thời gian từ 4-5 ngày, một gợi ý du xuân thú vị dành cho dân đi chính là rong ruổi trên quốc lộ 6 (chạy qua địa phận Sơn La, đèo Pha Đin và Điện Biên), quốc lộ 12 (chạy dọc theo bờ trái sông Nậm Na nối Điện Biên và Lai Châu qua các huyện Tam Đường - Phong Thổ - Sìn Hồ - Mường Chà).
Đây là cung đường dành cho những ai say mê cảm giác lang thang qua núi, qua rừng, không có một điểm dừng chân cụ thể mà để cho những bất ngờ mùa xuân níu chân theo sở thích và sự may mắn. Dọc theo 2 quốc lộ trên miền biên ải xa xôi này, rất dễ dàng để có thể ngắm sắc xuân trên những gốc mận, gốc đào cổ thụ và những lễ hội chơi tết nho nhỏ của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao.
Phương tiện: ô tô và xe máy.
Điều kiện cần và đủ: một nhóm bạn đồng hành đến không quá 10 người để đảm bảo lộ trình và dễ dàng hỗ trợ nhau khi cần.
5. Đồng Văn - cao nguyên đá nở hoa
Cao nguyên đá Đồng Văn là một điểm đến đặc biệt bởi bốn mùa xuân hạ thu đông đều hấp dẫn dân di đến lạ lùng. Nhưng có lẽ mùa xuân - mùa cao nguyên đá nở hoa là mùa đẹp nhất, khi bên những chái nhà trình tường là gốc mận trắng hay cành đào phai nở kín hoa. Mùa các cô bé, cậu bé xúng xính váy áo tung tăng du xuân trên con đường Hạnh Phúc, nhảy chân sáo qua những mỏm đá tai mèo.
Thời gian: 3-4 ngày
Phương tiện: ô tô hoặc xe máy
Cung đường: Hà Giang - Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn - Mèo Vạc - Hà Giang. Hãy khám phá cao nguyên đá bằng cách rẽ vào những con đường nhỏ dọc theo quốc lộ 4C để có những trải nghiệm khác biệt và thú vị.
Ăn, ở: rẻ mà vui Một trong những kinh nghiệm du xuân đáng giá, vui vẻ mà lại không hề tốn kém chi phí, chính là ăn, ở cùng đồng bào. Thực tế cho thấy các cung đường mùa xuân này đều nằm trên vùng biên giới phía bắc, nơi cư dân thưa thớt, dịch vụ chưa phát triển mạnh. Vì thế, để đảm bảo cho thành công của chuyến du lịch vào dịp tết, các nhóm đi thường phải/nên có kế hoạch tự chuẩn bị đồ ăn mang theo (vốn dĩ rất dễ kiếm nhân dịp tết như bánh chưng, giò, thịt gà... ). Trong quá trình di chuyển có thể kết hợp giao lưu với dân địa phương để cùng ăn, cùng ở. Đồng bào các dân tộc nói chung vốn rất thân thiện, mộc mạc, nếu khách đối xử với đồng bào bằng tấm chân tình, ắt sẽ có sự chân tình đối lại. Cùng ăn, cùng ở với dân bản địa sẽ là một trải nghiệm thú vị. Bạn đã thử lần nào chưa? |
Nguồn TTO
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Tri ân những đóng góp của các nhà giáo đi B và nhà giáo nội đô
- ·Xe nội, xe ngoại xếp hàng chờ khách
- ·Sách giáo khoa tiếng Anh giúp học sinh Việt Nam tự tin giao tiếp
- ·Cỏ biển biến mất đe dọa sức khỏe con người và sinh vật biển
- ·Thêm xe cổ tuyệt đẹp của Elvis Presley được bán đấu giá
- ·“Soi” Honda CR
- ·Bình Dương cố gắng đảm bảo quyền lợi của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Cận cảnh Chevrolet Corvette Grand Sport 2017 vừa xuất hiện ở Việt Nam
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·Nhiều xe sang Rolls
- ·Volkswagen
- ·Volkswagen Việt Nam mang gì tới Triển lãm Ô tô Quốc tế VIMS 2017
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Loạt xe Mercedes
- ·Ngày Nhà giáo Việt Nam: Những 'bông hoa' đẹp của ngành Giáo dục
- ·Xe máy khó nổ khi bị sặc xăng, xử lý như thế nào?
- ·Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- ·Quỹ bảo trì đường bộ không còn nhưng dân vẫn phải đóng phí