【mu bs】Thông tư 155/2015/TT
Nhiều đánh giá đều đồng thuận đây là điều cần thiết,ôngtưmu bs nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động CBTT nâng cao tính công khai minh bạch của thị trường. Thông tư 155 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2016.
Bổ sung thêm các chức danh
Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, một trong những điểm mới nổi bật tại Thông tư 155 là việc sửa đổi khái niệm “cổ đông nội bộ” thành “người nội bộ của công ty đại chúng”.
Bởi theo quy định của Luật Doanh nghiệp, cổ đông phải nắm giữ cổ phần, vì thế những chức danh như thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, thành viên ban giám đốc… không nắm giữ cổ phần không được coi là cổ đông nội bộ và khi họ mua vào chứng khoán, không phải thực hiện báo cáo trước giao dịch theo quy định về CBTT đối với cổ đông nội bộ. Do vậy, điều này không đảm bảo tính công bằng đối với nhà đầu tư trên thị trường.
Ngoài ra, Thông tư 155 cũng bổ sung các chức danh như người đại diện theo pháp luật, thành viên ban kiểm toán nội bộ vào khái niệm “người nội bộ của công ty đại chúng”, đảm bảo thống nhất với quy định mới tại Luật Doanh nghiệp 2014.
Bên cạnh đó, thực tế hiện nay nhiều công ty không có mô hình giám đốc (tổng giám đốc) – phó giám đốc (phó tổng giám đốc) mà có cơ cấu giám đốc (tổng giám đốc) – giám đốc phụ trách khối, trong khi chức danh giám đốc phụ trách khối không phải cổ đông nội bộ và không phải báo cáo về các giao dịch cổ phiếu như cổ đông nội bộ. Vì thế, việc sửa đổi khái niệm cổ đông nội bộ cũng nhằm khắc phục các trường hợp này.
Đồng thời, Thông tư mới cũng bổ sung khái niệm “người nội bộ của quỹ đại chúng”, do có nhiều điểm đặc thù không thể sử dụng chung khái niệm với “người nội bộ của công ty đại chúng”.
Cũng theo đại diện UBCKNN, Thông tư mới ban hành bỏ quy định về số lượng cổ đông tại thuật ngữ “công ty đại chúng quy mô lớn”, vì thực tế hiện nay số lượng cổ đông của công ty đại chúng có sự thay đổi thường xuyên gây phức tạp cho áp dụng pháp luật.
Thêm một điểm mới nữa là Thông tư đã bổ sung khái niệm “nhà đầu tư thuộc đối tượng CBTT” nhằm xác định rõ nghĩa vụ thực hiện CBTT của từng đối tượng tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kỳ vọng thông tin về báo cáo tài chính rõ ràng hơn
Thông tư 155 đã làm rõ trách nhiệm của người thực hiện CBTT trong trường hợp đối tượng CBTT là tổ chức/cá nhân. Theo đó đã quy định nguyên tắc cho phép nhà đầu tư cá nhân ủy quyền cho công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký, công ty đại chúng, Trung tâm Lưu ký chứng khoán... thực hiện CBTT thay cho mình. Quy định này sẽ khuyến khích việc nhà đầu tư cá nhân ủy quyền cho các định chế chuyên nghiệp thực hiện CBTT, nhằm hạn chế các vi phạm của nhà đầu tư, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động CBTT.
Tại chương II về CBTT của công ty đại chúng, Thông tư 155 bổ sung quy định trường hợp công ty đại chúng không thể hoàn thành việc công bố báo cáo tài chính năm do phải lập báo cáo tài chính năm hợp nhất hoặc báo cáo tài chính năm tổng hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết cũng phải lập báo cáo tài chính năm có kiểm toán, báo cáo tài chính năm hợp nhất hoặc báo cáo tài chính năm tổng hợp thì UBCKNN xem xét gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính năm khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty, nhưng tối đa không quá 100 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính (Khoản 1 Điều 8) nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các trường hợp đặc thù này trên thực tế.
Đặc biệt, quy định mới bổ sung yêu cầu CBTT bất thường đối với công ty đại chúng (Điều 9) như: Khi có quyết định về thay đổi kỳ kế toán, chính sách kế toán áp dụng; quyết định khởi tố, tạm giam, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người nội bộ của công ty; quyết định phát hành trái phiếu chuyển đổi, khi có sự thay đổi số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành... Thời hạn CBTT bất thường thống nhất là 24h (bỏ thời hạn 72h so với Thông tư 52) để đảm bảo tính kịp thời của thông tin.
Song song với đó, Thông tư 155 bổ sung quy định về việc gia hạn thời gian công bố báo cáo tài chính bán niên và báo cáo tài chính quý tương tự như trường hợp công bố báo cáo tài chính năm (Điểm b Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 Điều 11). Ngoài ra, Thông tư quy định về việc giải trình các biến động trong chỉ tiêu tài chính tại các Báo cáo tài chính đã công bố (Khoản 4 Điều 11) nhằm nâng cao tính minh bạch và phù hợp với yêu cầu khách quan của thị trường.
Chu Thái
(责任编辑:World Cup)
- ·Hải Phòng: Hàng loạt dự án đội vốn 'khủng khiếp', lên cả ngàn tỷ đồng
- ·9x bỏ việc ở trời Tây về mở quán ăn, kiếm trăm triệu mỗi tháng
- ·Tình yêu đầy phép màu của cô gái bị bỏng gần 80% cơ thể
- ·Thách thức lớn cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm
- ·Hàng nghìn sản phẩm của Con Cưng bị thu giữ: Chuyên gia pháp lý đặt nghi vấn
- ·Đầu tư công vẫn là động lực chính
- ·Bia Việt tự hào 'bùng cháy' cùng tinh thần Việt Nam
- ·Người đàn ông ở Cần Thơ 'chết đi sống lại' bỗng hết câm, mù
- ·29 người tử vong vì tai nạn giao thông trong ngày đầu tiên nghỉ Tết Dương lịch
- ·Giá hạt tiêu tăng mạnh, xuất khẩu khả quan
- ·Đáp án môn Lịch sử tất cả các mã đề THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Điên đầu vì tiếng ồn từ nhà hàng xóm vào giờ ‘cao điểm’
- ·Tuần mới, giá vàng dự báo còn tiếp tục giảm
- ·Xem xét phương án nối ray đường sắt giữa Lào Cai với Hà Khẩu Bắc, Trung Quốc
- ·Phát hiện hàng trăm chai sữa bắp không đảm bảo vệ sinh sắp được bán ra thị trường ở Đà Nẵng
- ·Doanh nghiệp mong được khoanh nợ
- ·Nhiều tài liệu mật về đại thắng 30/4 lần đầu tiên được công bố
- ·Chủ nhà hàng bị kết án... 723 năm tù vì tội lừa dối khách hàng
- ·Bánh trôi tàu cả năm không hỏng: Hàng Trung Quốc, ham lạ ăn liều
- ·Hà Nội: Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh bám sát tiến độ khống chế dịch