【soi kèo trận inter】Đề xuất hoàn thiện chính sách về đại đoàn kết dân tộc
Tham dự hội thảo có Tiến sỹ Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm; Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Dân tộc học cùng đông đảo các nhà khoa học, các giảng viên đang công tác tại các tổ chức nghiên cứu, giáo dục và quản lý Nhà nước về dân tộc, các lĩnh vực có liên quan đến dân tộc tại Hà Nội và một số địa phương trên cả nước. Hội thảo được tài trợ bởi Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF).
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Tiến sỹ Phan Chí Hiếu cho biết, lý luận về dân tộc, nhất là quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc cũng như thực hiện chính sách dân tộc, chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta dựa trên những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực tiễn và bài học kinh nghiệm trên thế giới. Các nội dung cốt lõi được xác định bao gồm: Đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược của Cách mạng Việt Nam; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
Tuy nhiên, do sự đa dạng về thành phần, nguồn gốc lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo…, theo Tiến sỹ Phan Chí Hiếu, vấn đề dân tộc trên thế giới cũng như ở nước ta luôn vận động, phát triển với những nội dung, nội hàm mới, nhất là về ý thức tộc người, quyền và nghĩa vụ của các tộc người, quan hệ dân tộc trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc, phong phú về tôn giáo, tín ngưỡng. Trong đó, có những vấn đề tiềm ẩn nguy cơ phức tạp ở một số tộc người, tại một số địa bàn, có thể tác động tới tình hình an ninh, chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước.
"Vì vậy, mục đích của hội thảo này nhằm tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển lý luận và thực tiễn về tộc người, trong xây dựng, thực hiện chính sách dân tộc, chiến lược đại đoàn kết dân tộc và xây dựng cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam", Tiến sỹ Phan Chí Hiếu nhấn mạnh.
Bàn về mạng xã hội, tộc người ở Việt Nam và nhân học, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Sửu, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho rằng, có 3 quan điểm về nhân học, theo đó trên phương diện kết hợp nghiên cứu mạng xã hội và tộc người ở Việt Nam mở ra một hướng khám phá mới về mối quan hệ giữa mạng xã hội và tộc người trong kỷ nguyên số. Trên phương diện tiếp cận nghiên cứu, song hành với các tiếp cận dân tộc học truyền thống, các tiếp cận dân tộc học mới gắn với Internet đã tạo nên một bước ngoặt trong cách tiếp cận dân tộc học nói riêng, trong nghiên cứu nhân học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Còn trên phương diện ứng dụng chính sách, kết hợp phân tích mạng xã hội và tộc người để thấu hiểu thực tiễn sử dụng mạng xã hội của các cộng đồng tộc người giúp các nhà nhân học có thêm cơ hội đóng góp cho ứng dụng chính sách trong kỷ nguyên số.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Quan tâm chăm lo tết cho hộ nghèo
- ·Cần chấn chỉnh nhóm chợ tự phát
- ·Tuyên truyền các chính sách cho người tham gia xuất khẩu lao động
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Những mô hình hay giúp người khó khăn được chăm sóc sức khỏe tốt hơn
- ·Thăm hỏi, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam
- ·Tấm thẻ nhân văn
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Chủ động khắc phục hậu quả thiên tai
- ·Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- ·Làm gì có trà hay thực phẩm chức năng phòng được Covid
- ·Huyện Phụng Hiệp: Tháo dỡ trên 40 công trình xây dựng trái phép
- ·Không chủ quan trong phòng cháy, chữa cháy rừng
- ·Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- ·Sức mạnh của yêu thương
- ·Tư vấn việc làm đạt trên 219% kế hoạch năm
- ·Địa chỉ nhân đạo
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Câu lạc bộ Người tình nguyện