【soi keo atlanta】Mắc lao kháng thuốc nên đến bệnh viện kịp thời
Khám,ắclaokhángthuốcnênđếnbệnhviệnkịpthờsoi keo atlanta theo dõi sức khỏe bệnh nhân đang điều trị lao kháng thuốc tại BV Lao phổi tỉnh
Tận tình với người bệnh
Đến BV Lao phổi ngày đầu tuần, tôi cảm nhận có nhiều đổi mới trong cách đón tiếp, điều trị của đội ngũ y, bác sĩ ở đây. Không chỉ thái độ phục vụ, phòng ốc sắp xếp hợp lý, nhất Khoa Lao kháng thuốc lắp các bảng hiệu, hệ thống chỉ dẫn, cửa ngăn cách riêng cho bệnh nhân đến khám điều trị dài ngày.
Bác sĩ Hà Văn Tuần, Phó Trưởng phụ trách Khoa Lâm sàng, BV Lao phổi thông tin, hiện Khoa Lao kháng thuốc đang chăm sóc điều trị 5 trường hợp từ cơ sở chuyển đến. Khác với các thể lao khác, bác sĩ chuyên trách ở đây khá cẩn trọng khi điều trị; đồng thời, giám sát, theo dõi tư vấn hàng ngày cho bệnh nhân về lao kháng thuốc để phòng ngừa...
Anh LVL. (44 tuổi, Hương Thủy) đang điều trị kể chuyện "dính" lao kháng thuốc với vẻ mặt lo lắng. Năm 2014, anh L. đã mắc lao nhưng điều trị không dứt điểm. Hai năm sau đó, mặc dù bệnh lao tái phát nhưng anh vẫn chủ quan, điều trị nửa chừng rồi không tái khám. Do ho ra máu, mất ngủ, chán ăn kéo dài, vừa qua, anh L vào BV Lao phổi và phát hiện bị lao kháng thuốc. Anh L. mặc cảm khi các bác sĩ cho cách ly sinh hoạt với người thân gia đình để điều trị theo phác đồ lao kháng thuốc. Hơn hai tuần qua, sự tự ti, mặc cảm ban đầu không còn, hiện sức khỏe anh L. ổn định dần nhưng vẫn được giám sát theo dõi của bác sĩ. "Bác sĩ ở đây tận tình chu đáo. Tôi sẽ quyết tâm tuân thủ lời dặn của bác sĩ để chữa dứt điểm, không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh". Anh L. chia sẻ.
Cùng được theo dõi điều trị như anh L., bác HVM (74 tuổi, Hương Toàn, Hương Trà) khá tự tin khi chia sẻ bệnh tình với chúng tôi. Bác nói: "Khi phát hiện bị lao đa kháng thuốc, tôi bị sốc. Với sự chăm sóc tư vấn của bác sĩ thời gian qua, tôi thấy mình không chỉ quan tâm chăm lo sức khỏe bản thân mà có trách nhiệm với cộng đồng".
Điều trị nghiêm theo 2 phác đồ
Thời gian qua, mỗi năm BV Lao phổi tỉnh khám điều trị khoảng 1.200 trường hợp lao các thể; tỷ lệ điều trị thành công đạt trên 95%. Riêng việc điều trị lao kháng thuốc trước đây rất khó khăn, nhưng từ năm 2015, với sự quan tâm từ chương trình chống lao quốc gia, BV Lao phổi tỉnh đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực đẩy mạnh chương trình chống lao về cơ sở; trong đó được hỗ trợ thêm nhiều máy móc trang thiết bị, nhất là máy GeneXpert, thiết bị để xét nghiệm phát hiện lao kháng thuốc chỉ trong vòng từ 1-2 giờ nhưng độ chính xác 100%. Hiện, máy này được xem hàng hiếm, "độc nhất vô nhị" tại Thừa Thiên Huế.
Từ năm 2015 đến nay, nhờ xét nghiệm máy GeneXpert, BV Lao phổi tỉnh phát hiện sớm và điều trị đến nay hơn 100 trường hợp mắc lao kháng thuốc khỏi bệnh. Tỷ lệ điều trị khỏi chiếm hơn 73%. Đầu năm 2019 đến nay, đã phát hiện quản lý điều trị 25 trường hợp lao kháng thuốc, trong đó có 5 trường hợp đang điều trị nội trú tại BV.
Theo bác sĩ Phạm Hữu Hiền, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Chỉ đạo tuyến, BV Lao phổi tỉnh, trường hợp được phát hiện lao kháng thuốc đều được hội chẩn điều trị với hai phác đồ. Có trường hợp phải điều trị với thời gian 20 tháng. Có trường hợp điều trị từ 9-11 tháng. Trong hai phác đồ này, gần nửa thời gian đầu phải điều trị tấn công, thời gian còn lại phải điều trị duy trì. Phần lớn các trường hợp khi phát hiện lao kháng thuốc đều được BV Lao phổi quản lý, theo dõi sự dung nạp tích ứng thuốc, sau đó chuyển về y tế cơ sở quản lý, điều trị miễn phí theo chương trình chống lao quốc gia.
Các bác sĩ chuyên khoa, BV Lao phổi tỉnh chia sẻ, người bệnh vẫn còn mặc cảm, e ngại với cộng đồng khi mắc lao. Đây là căn bệnh xã hội, mọi người cần hiểu đúng khi có những biểu hiện mắc lao nên đến các cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời. Một trường hợp lao kháng thuốc nếu không quản lý, điều trị tốt sẽ tạo nguồn lây nguy hiểm cho 10-15 trường hợp khác. Các y, bác sĩ BV Lao phổi tỉnh mong muốn có khoa lao kháng thuốc riêng biệt tại đơn vị để thuận lợi cho người dân khi đến khám, điều trị và phòng ngừa lây nhiễm cho người thân, cộng đồng.
Nhiều nguyên nhân mắc lao kháng thuốc, như: người mắc bệnh lao điều trị không đúng phác đồ, không đủ liều, không tuân thủ thời gian; bị lây nhiễm bệnh từ người bị lao kháng thuốc; người bệnh tự mua thuốc kháng lao; sự chỉ định không đúng phác đồ của bác sĩ do người bệnh tự đến phòng mạch tư, không phải bác sĩ chuyên khoa... Theo thống kê gần đây, bình quân ở Việt Nam tỷ lệ mắc lao kháng thuốc chiếm khoảng 4,1% trong số bệnh nhân lao mới và khoảng 23% trong số bệnh nhân đã, đang điều trị bệnh lao. |
Bài, ảnh: Minh Văn
(责任编辑:La liga)
- ·TP. HCM thí điểm thẻ xanh COVID
- ·Trồng dưa hấu lời hơn 5 triệu đồng/công
- ·Đảng viên tiên phong phát triển kinh tế
- ·Nhiều kết quả nổi bật
- ·Bộ trưởng TT&TT chúc Báo chí luôn giữ được tinh thần Cách mạng
- ·Nâng cao hiệu quả trồng cây phân tán
- ·Xã Tân Thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
- ·Huyện Phụng Hiệp: Mới xuống giống được 60% diện tích mía niên vụ 2020
- ·Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp
- ·Nhộn nhịp chợ tết
- ·Hà Nội với mục tiêu 1000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào năm 2025
- ·Giá xoài Đài Loan tăng
- ·Quan tâm chỉnh trang đô thị
- ·Nâng cấp ứng dụng hỗ trợ kê khai và eTax
- ·Ấn Độ sẵn sàng cung cấp 1 triệu liều thuốc điều trị Covid
- ·Giá bưởi tết tăng cao
- ·Trồng bưởi da xanh ruột hồng cho thu nhập 80 triệu đồng/công
- ·Đảm bảo hàng hóa phục vụ tết
- ·‘Phép màu’ tái sinh bệnh nhi ung thư máu kháng thuốc, kháng trị
- ·Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 30 tỷ USD trong 9 tháng