【ket qua hong kong】Chìa khóa gỡ 'thẻ vàng' IUU
Đã tròn hai năm kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) giơ “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp,ỡthẻket qua hong kong không báo cáo và không theo quy định của Việt Nam (gọi tắt là "thẻ vàng" IUU), các bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành phố ven biển đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc các khuyến nghị của EC.
Trong đợt làm việc mới đây, đoàn kiểm tra châu Âu đã đánh giá tích cực về những kết quả mà Việt Nam đạt được. Tuy vậy, EC đề nghị Việt Nam cần quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai các giải pháp hiệu quả để chống tàu thuyền của ngư dân khai thác hải sản trái phép, chìa khóa để gỡ "thẻ vàng" IUU.
Để khắc phục "thẻ vàng" IUU, hướng tới phát triển nghề cá bền vững, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam.
Các hoạt động hậu cần nghề cá ngày càng được chú trọng, phát triển. Ảnh: Thế Anh/TTXVN
Thưa ông, gỡ "thẻ vàng" IUU có tầm quan trọng ra sao đối với ngành thủy sản Việt Nam?
Việc gỡ “thẻ vàng“ IUU đối với Việt Nam là rất quan trọng. Bởi EU cảnh báo “thẻ vàng“ nghĩa là chúng ta chưa thực hiện tốt, vi phạm một số quy định về chống đánh bắt cá bất hợp pháp, đánh bắt không khai báo, không truy xuất được nguồn gốc rõ ràng và không tuân theo các quy định cụ thể. Vì thế, “thẻ vàng” như một dấu hiệu cảnh báo nếu chúng ta không thay đổi thì sẽ dẫn đến “thẻ đỏ”.
Bị phạt "thẻ vàng" cũng kéo theo nhiều tác động xấu như: uy tín của ngành thủy sản nói chung và nghề cá nói riêng bị giảm sút; một số nhà nhập khẩu sẽ không mua thủy sản do họ hướng đến sản phẩm đảm bảo đánh bắt bền vững, phù hợp với các quy định về quản lý, phát triển nguồn lợi. Hầu như 100% các lô hàng nhập khẩu vào EU đều mất thời gian chứng minh xuất xứ, làm cho thương mại bị đình trệ, chi phí của các nhà xuất khẩu tăng cao... do các nước nhập khẩu thắt chặt quản lý, đảm bảo hàng nhập vào phải truy xuất được nguồn gốc, có giấy chứng nhận xuất xứ...
Đã tròn 2 năm kể từ khi bị nhận “thẻ vàng” từ EU, Việt Nam đã nỗ lực khắc phục như thế nào, thưa ông?
Trong 2 năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực khắc phục “thẻ vàng“ IUU. Điển hình là trong công tác tuyên truyền về IUU, làm gì để tuân thủ khuyến nghị của EC trên các phương tiện thông tin truyền thông và trong đào tạo nghề cá. Thêm vào đó, hệ thống luật pháp, quy định quản lý có sự thay đổi lớn thể hiện ở Luật Thủy sản hướng đến nghề cá bền vững, khắc phục IUU. Hơn nữa, tại các địa phương cũng ghi nhận nỗ lực của các bộ, ngành quản lý, giảm thiểu tàu cá vi phạm tại các vùng biển nước ngoài, nỗ lực trong chứng nhận nguồn gốc khai thác thủy sản.
Nỗ lực đó được cụ thể hóa tại các địa phương thế nào thưa ông?
Tại các địa phương, việc chứng nhận sản phẩm khai thác đã được thực hiện tốt hơn; các cảng cá đã có bộ phận trực tiếp xuống giám sát, quản lý khai thác; số lượng tàu thuyền được lắp thiết bị hành trình đang tăng lên. Cho đến thời điểm này, đã có khoảng 75% số tàu trên 24m lắp thiết bị hành trình (hơn 2.000 chiếc) và 25% số tàu từ 15-24m lắp thiết bị. Đây là nỗ lực lớn từ phía các địa phương.
Nhìn từ các quốc gia đã thành công trong việc gỡ "thẻ vàng" IUU như Philippines, Thái Lan hay Hàn Quốc... ngành thủy sản Việt Nam cần rút ra kinh nghiệm gì?
Bài học trước tiên được rút ra là phải bám sát vào kiến nghị của EC để thay đổi. Tiếp đến là cần một nguồn lực đầu tư rất lớn để khắc phục được "thẻ vàng". Số lượng tàu cá nhiều, rất khó trong chứng nhận, chuyển đổi từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm cũng cần lộ trình. Cuối cùng là cách làm việc với EU về khắc phục "thẻ vàng". Chúng ta cần làm rõ với EU rằng để khắc phục không phải chỉ trong một sớm một chiều mà cần có lộ trình cụ thể, hướng tới phát triển bền vững.
Trên thực tế, có thể thấy khó khăn nhất là việc xác nhận nguồn gốc thủy sản sau khi đánh bắt, vậy theo ông vấn đề này đã được khắc phục như thế nào? Bên cạnh đó, hạ tầng phục vụ cho việc xác nhận này có phải điều chỉnh hay không?
Ông Phạm Anh Tuấn: Việc chứng nhận nguồn gốc khai thác hiện còn nhiều khó khăn như: số lượng tàu cá rất nhiều; đối tượng khai thác, thành phần ngoài trong cùng một mẻ lưới, một chuyến tàu là rất nhiều do Việt Nam là nước nhiệt đới, khác với các nước ôn đới thì đối tượng đơn loài hơn, do đó việc ghi nhật ký cũng khó cho ngư dân, thậm chí như dân còn chưa có thói quen ghi nhật ký khai thác.
Ngoài ra, để chứng nhận khai thác tốt đòi hỏi các tàu phải được giám sát, có thiết bị giám sát đầu cuối gắn trên tàu mà hiện tại ngư dân đang phải đầu tư; hệ thống giám sát tàu cũng cần đầu tư xây dựng; các cảng cá phải đầu tư đồng bộ vì nếu không tàu cũng không có chỗ để vào xác nhận.
Giải pháp cho những vấn đề trên là phải thay đổi nhận thức của ngư dân, sổ nhật ký cần cải tiến để tiện ích và dễ nhớ hơn, hệ thống giám sát tàu phải được xây dựng và cảng phải được đầu tư. Trước hết, chúng ta cần tập trung làm chứng nhận khai thác cho các đội tàu, sản phẩm liên quan trực tiếp tới xuất khẩu
Thoát “thẻ vàng” là ưu tiên trước mắt, nhưng để phát triển ngành thủy sản một cách bền vững cần có những biện pháp lâu dài như thế nào thưa ông?
Khai thác phải đảm bảo nguồn lợi bền vững, muốn vậy thì sản lượng khai thác phải phù hợp với thời gian tái tạo và nguồn lợi. Do đó, cần đánh giá nguồn lợi thủy sản một cách thường xuyên để xác định sản lượng được phép khai thác và thực hiện tốt các khuyến nghị của EC.
Chúng ta hướng đến phát triển bền vững không phải tất cả là vì chiếc “thẻ vàng” của EC đang cần gỡ bỏ này nhưng chính những khuyến nghị của EC cũng đang hướng đến bền vững. Cụ thể, quản lý khai thác bất hợp pháp, ở đây không chỉ nhắc tới tàu bè đi khai thác tại các vùng biển không thuộc chủ quyền Việt Nam; không đánh cá đúng mùa vụ hay không sử dụng ngư lưới cụ cho phép; đánh cá vượt quá hạn ngạch quy định…
Thêm nữa, chúng ta phải kiểm soát, giám sát tốt hệ thống tàu thuyền. Song song với khai thác, công tác bảo tồn và khôi phục nguồn lợi là hết sức quan trọng; hạ tầng nghề cá cần được đầu tư đúng mức, nhiều hạng mục thuộc về đầu tư công như cảng cá, khu neo đậu…
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Lê Phương (TTXVN)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo hàng hóa, nguồn cung xăng dầu dịp Tết
- ·Tesla có gì hơn các nhà sản xuất ô tô truyền thống?
- ·Bộ Công an công bố đề tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực 2024
- ·Audi: SUV hạng sang Q8 sẽ xuất hiện trong năm 2019
- ·Thủ tướng chủ trì cuộc họp về bảo đảm cung ứng đủ điện những năm tới
- ·Đi ẩu, tài non, ác mộng lái xe dịp Tết
- ·TS Trần Đình Thiên: Thị trường xe điện Việt sẽ thay đổi
- ·Triệu hồi hàng loạt xe môtô Yamaha tại Việt Nam dính lỗi
- ·Tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe răng miệng vì Baking soda
- ·Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024
- ·Bảo vệ người yếu thế và trẻ em khi tham gia giao thông
- ·Nhắc lại về thời máu và hoa để nhớ về chủ nghĩa anh hùng
- ·Các khối ngành quân đội thêm hai phương thức xét tuyển năm 2024
- ·Dính lỗi, ô tô tại Việt Nam liên tiếp bị triệu hồi
- ·TP. HCM: Cảnh báo tình trạng lừa đảo mua bán Giấy phép lưu thông giả mạo
- ·BMW ra mắt phiên bản M235i Track Edition 2016
- ·Chuyên gia xe hơi nói gì về VinFast?
- ·Tài xế gây tai nạn vì đèn pha của xe ngược chiều gây lóa mắt
- ·Vi phạm quy định đăng ký lưu hành thuốc, Công ty Zim Laboratories Limited bị ngừng nhận hồ sơ
- ·Đua xe gây tai nạn, những cái kết bàng hoàng