【bxh giải đức】Vai trò của kinh tế xanh trong bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên
Ngày 10/10,òcủakinhtếxanhtrongbảotồndisảnvănhóavàthiênnhiêbxh giải đức Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam và Tạp chí Ngày Nay tổ chức Hội nghị quốc tế “Vai trò của Nền kinh tế Xanh trong bảo tồn Di sản Văn hóa và Thiên nhiên” tại Hà Nội, với sự tham gia của hơn 300 đại biểu, khách mời.
Trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, đặc biệt khi thế giới bước vào thời kỳ tăng cường ứng phó với thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21 là biến đổi khí hậu, kinh tế xanh đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia như một động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế toàn cầu và công cụ để phát triển bền vững.
Mô hình “Kinh tế xanh” đã gõ cửa Việt Nam từ lâu nhưng vẫn còn là khái niệm mới mẻ. Định hướng về mục tiêu xanh hóa nền kinh tế được thể hiện thông qua “Chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững từ 2021-2030. Nền kinh tế xanh đặt ra thách thức lớn cần giải quyết là làm sao để hài hòa giữa việc phát triển lợi ích kinh tế và việc bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên.
Ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đưa quan điểm, sự nghiệp bảo tồn các di sản lịch sử - văn hóa và các hoạt động khai thác tiềm năng văn hóa phục vụ cho các mục tiêu kinh tế là những hoạt động ngược nhau về động cơ, mục tiêu và hành vi. Trong bối cảnh đó không chỉ người dân mà đôi khi cả các cấp chính quyền tại các vùng lõi di sản phải tự đấu tranh để lựa chọn giữa các giá trị thiêng liêng, lâu dài với các mục đích vụ lợi trước mắt.
Hiện tượng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy đây cũng là vấn đề nan giải khi người dân, chính quyền phải đứng trước lựa chọn giữa lợi ích tinh thần lâu dài của dân tộc và lợi ích phát triển trước mắt. Bài học Cố đô Authaya ở Thái Lan, Thung lũng Dresden ở Cộng hòa Liên bang Đức và xa hơn là bài học ở Bali ở Indonesia… là những ví dụ, những bài học điển hình của cuộc đấu tranh để lựa chọn giữa văn hóa và phát triển kinh tế.
“Phát triển kinh tế - xã hội phải dựa trên cơ sở kế thừa những giá trị văn hóa vốn có của dân tộc, phát triển kinh tế phải gắn với sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và văn hóa lịch sử truyền thống vì mục tiêu phát triển bền vững”, ông Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.
Đại diện Ban Quản lý vịnh Hạ Long khẳng định, Vịnh Hạ Long xác định lấy kinh tế xanh là công cụ, phương tiện, “chìa khóa” quan trọng, lâu dài để đạt được mục tiêu phát triển bền vững theo Chính sách UNESCO về “Di sản thế giới và Phát triển bền vững”, đó là các mục tiêu và hoạt động phát triển không được làm mai một hay suy giảm các giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di sản. Trong định hướng, mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long, Di sản vịnh Hạ Long giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh, là động lực trong phát triển du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và bảo tồn, phát huy giá trị di sản.
Tham luận tại hội nghị, ThS. Phạm Hồng Thái - Giám đốc Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng cho biết, du lịch ở vườn quốc gia không chỉ đóng góp phát triển kinh tế cho khu vực mà còn là giải pháp hữu hiệu để bảo tồn di sản, giảm áp lực lên tài nguyên thông qua tạo việc làm cho người dân, phát triển các dịch vụ du lịch mới như các homestay, farmstay... Điều này tạo ra xu hướng chuyển lao động trước đây từ khai thác tài nguyên thiên nhiên sang phát triển du lịch, dịch vụ, làm giảm đáng kể áp lực lên tài nguyên vườn quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để làm tốt công tác bảo vệ rừng, bảo tồn di sản, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
Nhiều đại biểu đến từ Ban quản lý các khu di tích nổi tiếng như Hoàng thành Thăng Long; Quần thể danh thắng Tràng An; Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn… cũng thống nhất quan điểm, mô hình kinh tế xanh được kỳ vọng có thể đem đến cho Việt Nam một cơ hội định vị lại mình trong một thị trường thế giới đầy tiềm năng về cơ hội phát triển bền vững, hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu xã hội mà vẫn đảm bảo việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống vì sự phát triển bền vững.
Hội nghị quốc tế “Vai trò của Nền kinh tế Xanh trong bảo tồn Di sản Văn hóa và thiên nhiên” là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 20 năm ngày Tạp chí Ngày Nay ra số đầu tiên (2002 - 2022), đồng thời nằm trong khuôn khổ Diễn đàn “Đạo đức toàn cầu vì sự phát triển bền vững”, coi đây là một đóng góp với UNESCO, với cộng đồng, đồng thời là tránh nhiệm đối với đất nước và quốc tế.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam
- ·Bỏ tiền tỷ sưu tập, tranh vẫn chờ không gian trưng bày
- ·Cuộc thi thiết kế logo, nhãn hiệu công nhận và bộ nhận diện 'Nghệ thuật sơn mài Việt Nam'
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Hương chiều
- ·Vi mạch điện thoại di động có thuế NK 0%
- ·Họa sĩ Gaston Roullet & Huế
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·U16 Việt Nam vs U16 Singapore: Ra quân thắng lợi
- ·200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- ·Xác định 8 đội vào tứ kết Giải bóng đá Nhi đồng toàn quốc 2022
- ·Liverpool gặp họa lớn trước thềm mùa giải mới
- ·Sẽ xem xét điều chỉnh thuế NK mặt hàng giấy bìa trong nhóm 48.23
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Tiêu chí thành lập Cục Hải quan
- ·Chút tâm tình về Huế
- ·Cổ phiếu ngân hàng đầu tiên chào sàn UPCoM trong năm nay
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Tạo thuận lợi thương mại bằng đơn giản hóa các thủ tục XNK