【kết quả c2 lượt đi】Môi trường kinh doanh: Khoảng cách lớn giữa chính sách và thực tế
Điểm nghẽn thực thi
Ông Bùi Gia Long,ôitrườngkinhdoanhKhoảngcáchlớngiữachínhsáchvàthựctếkết quả c2 lượt đi Phó Giám đốc Công ty TNHH Bùi Gia cho rằng, Nhà nước chú trọng đến việc công khai các thông tin tín dụng, mở rộng điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi. Trong khi chủ trương và quy định chung đã được thay đổi thì những thủ tục cụ thể lại chưa thay đổi nhiều. DN vay vốn vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm thủ tục, khó tiếp cận các nguồn vốn. Trong khi đó, đối với DN, bỏ bớt một tờ khai, một biểu mẫu cũng là có hiệu quả.
Ông Nguyễn Hải Bình, Giám đốc Công ty TNHH Hải Bình ở Thanh Hóa bức xúc: “DN xin một giấy phép xây dựng kho bãi chứa sản phẩm, nhưng cơ quan quản lý cho rằng DN của chúng tôi nhỏ không cần phải làm kho bãi. Nói là tạo môi trường thông thoáng nhưng lại “chê” DN nhỏ. Không cần phải xây dựng kho bãi, thì chúng tôi chứa sản phẩm ở đâu? Và DN chúng tôi cần “lớn” như thế nào thì mới được xây dựng kho bãi?”.
Bà Nguyễn Thị Hà Thu (Hà Nội) kể lại chuyện đăng ký thành lập một hãng quảng cáo phải đi lại nhiều lần trong ba tuần. “Sau năm ngày làm việc kể từ lần nộp hồ sơ đầu, tôi đến nhận kết quả và được biết hồ sơ bị trả lại và yêu cầu bổ sung một số chi tiết. Lần sau nộp tiếp tục bị trả lại vì những lỗi như: Văn bản in hơi mờ, cần ghi rõ một số điểm về ngành nghề kinh doanh…”, bà Thu cho biết.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam nhận định, Việt Nam cần phải tạo “mặt phẳng” giữa kinh tế Nhà nước và tư nhân. Dường như xu thế cải thiện môi trường kinh doanh đang hướng nhiều hơn đến DN lớn, trong khi phần lớn việc làm lại do DN nhỏ và vừa tạo ra. Chính phủ cần chú ý nhiều hơn nữa đến các thách thức mà DN nhỏ và vừa đang phải đối mặt như đăng ký kinh doanh, vay vốn, đất đai... Nói cách khác, cần tiếp tục thay đổi tư duy để thấy được vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân.
Ông Nguyễn Hải Bình khẳng định, những bước tiến trong cải cách hành chính vẫn thực hiện chưa đầy đủ. Cụ thể, trong lĩnh vực kinh doanh, thủ tục cho DN thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Thái độ, cách cư xử của cán bộ Nhà nước, người tiếp nhận đơn thư… gây khó DN.
Giám sát và thực hiện
Trong buổi đối thoại với DN về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan khu vực phía Bắc do Bộ Tài chính phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 20-9-2011, một số DN phản ánh nhiều thủ tục đã được cải cách nhưng lại không được thực thi. Ví dụ, việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử đã giúp DN giảm được nhiều thủ tục, giấy tờ không cần thiết. Tuy nhiên, khi XNK thì ngân hàng, cơ quan Thuế, kiểm toán vẫn yêu cầu những giấy tờ đã cắt giảm để trình xem. Cụ thể, DN vẫn phải in chứng từ gốc tại Hải quan cửa khẩu nếu có yêu cầu. Việc yêu cầu cung cấp các giấy tờ gốc cũng gây khó khăn vì nhiều khi DN mua bán với DN nước ngoài qua email, fax.
Cũng tại buổi đối thoại này, một DN NK ô tô đã nêu lên sự khác biệt về mức thuế NK cho cùng một loại xe tự đổ tại hai cửa khẩu là Quảng Ninh và Lạng Sơn. Theo quy định hiện hành, DN chỉ phải chịu mức thuế suất là 10% mỗi khi thông quan tại cửa khẩu Lạng Sơn. Tuy nhiên, một lần thông quan ở Quảng Ninh, mức thuế phải nộp lại là 20%.
Ông Phạm Quang Toàn, Công ty Điện tử LG thẳng thắn “Những bất cập không chỉ dừng lại ở chính sách mà còn ở thái độ của cán bộ. Dường như các nhân viên thực thi công vụ bằng mọi cách “không chịu hiểu”, “không quen” với cải cách dù đã được công khai và ghi rõ trong các quy định pháp luật. Chính điều này đang làm giảm đi hiệu quả trong cải cách thủ tục hành chính. Đối với DN, điểm mấu chốt là: Thủ tục ít đi, thời gian nhanh hơn, kinh doanh thuận lợi hơn. Nhưng điều đó phụ thuộc nhiều vào đội ngũ thực hiện, chất lượng con người phải theo kịp cải cách hành chính”.
Bà Dương Thu Hương, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, rất nhiều thủ tục đề xuất cải cách nhưng đề xuất lên không thấy phản hồi lại sẽ sửa ra sao. Những thủ tục đã sửa đều chưa có cơ quan nào giám sát thực thi. Nhiều thủ tục, chính sách đã được cải cách nhưng các DN vẫn chưa thụ hưởng nhiều. Vì thế, cần có một sự giám sát và thông báo kết quả công khai: Cắt thủ tục nào, sửa thủ tục nào, thực thi ra sao trong thực tế... để cùng thực hiện và giám sát.
Ông Nguyễn Văn Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính thừa nhận, tính đồng bộ của các cơ quan trong hệ thống tài chính còn chưa cao và việc hiện đại hóa hay cụ thể hơn là đơn giản hóa mọi thủ tục hành chính phải được thực hiện triệt để, toàn diện hơn mới thực sự đạt được mục tiêu của đề án và gỡ khó cho DN...
Hồng Nụ
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Khai mạc Lễ hội Việt Nam
- ·TP.HCM: Số doanh nghiệp ngừng hoạt động giảm trên 40%
- ·Kiến nghị liên quan về ký quỹ nhập khẩu phế liệu
- ·Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- ·Domesco bị phạt và truy thu trên 2,8 tỷ đồng thuế
- ·Bắt tạm giam thanh niên chế tạo súng bắn đạn thật để bán ở Đà Nẵng
- ·“Nóng lòng” cải thiện năng suất lao động
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Đề nghị truy tố ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Nắm bắt xu hướng du khách, thúc đẩy mùa du lịch hè
- ·3 xu thế chính của ngành dệt may
- ·Phát triển văn học thiếu nhi: Bài 1: Tạo đột phá từ những giải thưởng
- ·MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- ·Điều chỉnh Phương án sắp xếp DNNN thuộc TP Hà Nội
- ·Xét xử 2 bảo mẫu làm chết bé 17 tháng tuổi ở Hà Nội
- ·PG Bank: Phối hợp thu thuế xăng dầu rất khả quan
- ·Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
- ·Bà Nguyễn Phương Hằng khai từng bị phạt vì vi phạm an ninh mạng