【kết quả molde】Kiến nghị liên quan về ký quỹ nhập khẩu phế liệu
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang soạn thảo Nghị định quản lý chất thải và phế liệu, trong đó có quy định về việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ đối với từng lô hàng phế liệu nhập khẩu để thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua tháng 6-2014.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mục đích của ký quỹ là để đảm bảo tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu chịu trách nhiệm khắc phục các rủi ro môi trường do việc không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu.
Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch VPPA Hàn Vinh Quang cho biết, sau khi tổng hợp ý kiến của các hội viên nhập khẩu giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, VPPA kiến nghị không đưa việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ đối với từng lô hàng phế liệu được nhập khẩu vào trong dự thảo Nghị định.
Theo VPPA, việc ký quỹ này đã được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, tuy nhiên từ đó đến nay chưa áp dụng việc ký quỹ trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, trừ một vài trường hợp cá biệt (hóa chất độc hại nhập khẩu cách đây vài chục năm ở Quảng Ninh…), còn các tổ chức và cá nhân đã tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu. Đó là lý do vì sao chưa thực hiện quy định ký quỹ theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 trong những năm qua.
VPPA cho rằng, do các tổ chức và cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu trong thời gian qua và từ nay về sau, nên không cần áp dụng hình thức ký quỹ trong hoạt động nhập khẩu phế liệu.
Điều này cũng là bởi hệ thống pháp luật của Việt Nam đã có đủ các biện pháp để buộc mọi tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nên không cần thêm hình thức này nữa.
Đặc biệt, theo đánh giá của Hiệp hội này, thực hiện ký quỹ sẽ làm cho các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu tốn thêm thời gian (thủ tục ký quỹ, thủ tục hoàn lại tiền ký quỹ…), cụ thể trung bình mỗi tổ chức, cá nhân phải nhập khẩu phế liệu hàng ngày sẽ mất ít nhất 200 giờ/năm cho công việc này. Như vậy nỗ lực giảm thời gian thực hiện các thủ tục hải quan vừa qua phần nào bị vô hiệu. Mặt khác chi phí sản xuất cũng tăng thêm.
“Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Nhiều thủ tục phiền hà, cách quản lý không sát thực tế đã được loại bỏ, môi trường hoạt động của các doanh nghiệp đã thông thoáng hơn. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp ký quỹ này thì doanh nghiệp bớt được phiền hà chỗ này, lại có thêm phiền hà mới ở chỗ khác và môi trường hoạt động của các doanh nghiệp không bao giờ thông thoáng được”- VPPA kết luận trong bản kiến nghị.
(责任编辑:World Cup)
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Hơn 30 triệu đồng đến với bé Trần Mộng Thoa
- ·Lấy chồng người nước ngoài
- ·Trao tiền giúp người cha nuôi con ung thư
- ·Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- ·Có chồng nhưng vẫn 'quan hệ' với người cũ
- ·Nhận cha con có bắt buộc phải xét nghiệm ADN?
- ·Mẹ chồng là mẹ của con!
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Hàng lên giá CPI lại giảm?
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Vô tình đục két sắt giúp “kẻ trộm”
- ·“Bà nội Việt Nam” 10 năm cõng cháu đi viện
- ·Mẹ ơi mắt kia đâu, sao con không thấy đường!?
- ·Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
- ·Đừng phá núi non dọc di sản Chùa Hương
- ·Dù em chọn ai anh cũng mong em hạnh phúc!
- ·Lấy chồng ngoại bị bạo hành có được pháp luật bảo vệ?
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Hôm nay, Phạm Văn Sơn xuất viện!