会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ltđ bđ】Cơ hội đã mở nhưng doanh nghiệp chưa tận dụng hiệu quả lợi thế!

【ltđ bđ】Cơ hội đã mở nhưng doanh nghiệp chưa tận dụng hiệu quả lợi thế

时间:2025-01-11 12:20:57 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:326次

Xuất khẩu tăng hơn 22% nhưng chưa thỏa đáng với tiềm năng

Là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có quy mô lớn nhất mà Việt Nam từng tham gia,ơhộiđãmởnhưngdoanhnghiệpchưatậndụnghiệuquảlợithếltđ bđ CPTPP được xem là cột mốc có tính bước ngoặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều sâu của Việt Nam.

Cơ hội đã mở nhưng doanh nghiệp chưa tận dụng hiệu quả lợi thế

Theo đánh giá khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam vẫn tận dụng hiệu quả lợi thế từ các FTA, trong đó có CPTPP.

Theo số liệu của Bộ Công thương, lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 86,28 triệu USD hàng hóa sang thị trường các quốc gia CPTPP. Trong đó 7 tháng của năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường CPTPP đạt hơn 26 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, xuất khẩu một số mặt hàng như máy móc, thiết bị phụ tùng, điện thoại và linh kiện… của Việt Nam sang thị trường CPTPP tăng trưởng mạnh.

Đặc biệt, Việt Nam đã khai thác hiệu quả thị trường Canada và Mexico với mức tăng trưởng xuất khẩu hơn 30%. Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Canada tăng mạnh trong năm 2021, chỉ tính 6 tháng đầu năm đã đạt 2,39 tỷ USD, tăng gần 35% so với cùng kỳ.

Đề cập đến khả năng khai thác lợi thế từ CPTPP, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, CPTPP đã có hiệu lực với Việt Nam được gần 3 năm, thì có đến 2 năm các thành viên CPTPP nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 toàn cầu. Việc Việt Nam đạt được tăng trưởng xuất khẩu 22% là đáng khích lệ.

Tuy nhiên, ông Hoàng Quang Phòng cũng thẳng thắn nhìn nhận, chuyển biến về thương mại và đầu tư dưới tác động của CPTPP chưa được phát huy một cách thật rõ ràng. Doanh nghiệp (DN) chưa tận dụng được ưu đãi thuế quan từ CPTPP. Xuất khẩu tăng nhưng chưa thỏa đáng với tiềm năng.

Khảo sát của Trung tâm WTO thuộc VCCI cũng cho thấy, Việt Nam mới tận dụng được bình quân khoảng 37% ưu đãi do các FTA mang lại, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chỉ 1,67% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP tận dụng được các ưu đãi thuế quan của hiệp định. Nhiều DN Việt Nam vẫn thiếu thông tin liên quan tới CPTPP và EVFTA (Hiệp định thương mại Việt Nam – EU) nên chưa tận dụng được lợi ích từ hiệp định này.

Trong số các DN đã từng có giao dịch với các thị trường CPTPP nhưng chưa hưởng lợi từ CPTPP, lý do được phần lớn (75%) DN đề cập là không biết có cơ hội nào từ CPTPP. Một số ít DN (14 - 16%) nêu các lý do khác như các văn bản hướng dẫn ban hành chậm, thủ tục hưởng ưu đãi phức tạp, quy trình cấp phép khó khăn; hay khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu của DN còn hạn chế…

Doanh nghiệp Việt Nam bộc lộ hạn chế về đáp ứng C/O

Nhìn lại gần 3 năm thực thi CPTPP, bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương đã chia sẻ, chỉ ra hạn chế và giải pháp để DN Việt Nam có thể khắc phục hạn chế, tận dụng cơ hội các cam kết CPTPP mang lại.

Bà Nguyễn Cẩm Trang nhấn mạnh, quy tắc xuất xứ (C/O) của CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan tương đối phức tạp và khác biệt so với các FTA, đòi hỏi DN có thời gian để tìm hiểu và điều chỉnh sản xuất. Do đó, thời gian qua, DN Việt Nam bắt nhịp chưa nhanh. Sự hỗ trợ của cơ quan chức năng còn chưa đạt được hiệu quả mong muốn, việc thể chế “nội luật” quy định CPTPP còn chậm, ảnh hưởng đến cơ hội tham gia thị trường của DN.

Về vấn đề này, khảo sát của VCCI cho thấy, đến nay, có tổng cộng 11 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực thi các cam kết CPTPP có hiệu lực ngay và 4 văn bản đang được soạn thảo để chuẩn bị thực thi các cam kết CPTPP có hiệu lực theo lộ trình trong giai đoạn 2019 - 2021. Về thời điểm ban hành và có hiệu lực, mặc dù tất cả đều được soạn thảo và ban hành trong thời gian ngắn hơn quy trình thông thường theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nếu so sánh với mốc 14/1/2019 theo yêu cầu của CPTPP thì trung bình mỗi văn bản này ban hành chậm 246 ngày.

Nhìn ở góc độ chủ quan, DN còn hạn chế về nhận thức và khả năng tận dụng ưu đãi từ CPTPP. Hàng hóa phải đáp ứng quy tắc xuất xứ, trong khi đó nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất xuất khẩu của Việt Nam lại chủ yếu ở các quốc gia ngoài CPTPP. Bên cạnh đó, công nghệ phụ trợ chưa phát triển tốt để DN chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất xuât khẩu, cấu thành nên xuất xứ hàng Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan.

“Tỷ lệ sử dụng C/O trong xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường CTPP chưa cao, do DN chưa chủ động được nguồn nguyên liệu cấu thành sản phẩm để đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan. Điển hình như hàng dệt may, da giày còn hạn chế về công nghiệp phụ trợ. Hàng nông sản, thủy sản đã có cải thiện về chất lượng và an toàn thực phẩm nhưng chưa đồng đều, chưa đáp ứng tiêu chuẩn do nước nhập khẩu đối tác đặt ra. Thiếu nhân công có tay nghề cao để thu hút được dự án đầu tư lớn của đối tác CPTPP để có thể gia tăng sản xuất xuất khẩu” - bà Nguyễn Cẩm Trang cho biết.

Để nâng cao hiệu quả thâm nhập thị trường CPTPP, bà Nguyễn Cẩm Trang đề xuất, cần rà soát văn bản liên quan, tạo môi trường thuận lợi cho DN. Tăng cường truyền thông xúc tiến thương mại thị trường, định hướng cho DN trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh để thâm nhập vào những thị trường tiềm năng. Trong đó, Bộ Công thương sẽ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy công cuộc này.

Canada, Mexico - thị trường tiềm năng tăng trưởng 30%

Theo Bộ Công thương, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài trong thời gian qua. Nếu không có CPTPP, khả năng xuất khẩu của Việt Nam sẽ sụt giảm. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Canada và Mexico, đặc biệt là mặt hàng điện thoại, máy móc đạt mức tăng 30%.

Theo cam kết CPTPP, đến thời điểm này, Canada đã xóa bỏ thuế quan tới 96,3% tổng số dòng thuế cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Một số ít dòng còn lại (chiếm 3,7%) sẽ được xóa bỏ thuế quan muộn nhất đến năm 2029.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
  • Hướng đến giảm nghèo bền vững
  • Cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở
  • Đồng Nai có thêm hai ca tử vong vì sốt xuất huyết từ đầu tháng 9
  • Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
  • Bừng sáng Suối Binh
  • Làm mẹ đơn thân
  • Chẳng lẽ bó tay
推荐内容
  • Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
  • Đồng Phú: Mua thêm BHYT cho 186 người dân tộc thiểu số
  • Thiệt hại hơn 51 tỷ đồng do cháy, nổ
  • 2 nội dung tài xế có thể phải thi lại khi giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm
  • Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
  • Ngăn ngừa tội phạm và phát huy truyền thống