【các trận bóng đá】Làm mẹ đơn thân
BP - Xã hội hiện đại không còn quá định kiến với những người mẹ đơn thân. Bên cạnh đó,ẹđơcác trận bóng đá vai trò của người phụ nữ ngày càng được khẳng định cả trong gia đình và ngoài xã hội. Chuyện ca sĩ, diễn viên, người mẫu làm mẹ đơn thân không còn là đề tài nóng, thậm chí hiện còn như một trào lưu để đánh bóng tên tuổi… Phía sau đó là biết bao câu chuyện trở thành đề tài tò mò để mỗi ngày đều có tên trên phương tiện truyền thông. Nhưng còn một bộ phận khác, không ít người dân lao động bình thường cũng chọn “sinh và nuôi con một mình”, kéo theo biết bao hệ lụy.
THƯƠNG LÒNG CON TRẺ
Hơn 2 tháng nay, cứ vào chiều thứ sáu, hàng xóm trong khu trọ nhỏ ở phường Tân Xuân, TX. Đồng Xoài đều nhìn thấy hình ảnh cháu N.H.D (2 tuổi), con chị N.T.N háo hức chờ đón để được sà vào lòng anh N.T.C - một người đàn ông cùng xóm trọ. Bởi bé D chơi thân với con anh C, thường nhìn thấy cảnh anh chăm sóc bạn nên khát khao tình phụ tử khi cháu chưa một lần biết đến tình cảm của người cha.
Chị T.T.T - vợ anh cho biết: “Chồng tôi đi làm xa, thứ sáu mới về. Mỗi lần về nhà, anh dành hết tình cảm cho con. Anh âu yếm, chơi với con, cho con ăn, ru con ngủ. Khi thấy bé D sà vào lòng, anh cũng cưng nựng. Dần dần cháu quen nên ngày càng quý chồng tôi. Cứ chiều thứ sáu là cháu chạy qua phòng trọ chúng tôi. Nhìn cháu khát khao tình cảm cha con, chúng tôi không nỡ chia tách dẫu đã có những lần D và con tôi giành cha với nhau”.
Tất bật với cuộc sống, chị N đã không nghĩ tới niềm khát khao ấy của con. Cho tới khi nhìn D ngồi gọn trong lòng người đàn ông hàng xóm với những cử chỉ thân mật, chị mới vỡ lẽ. Chị xót xa: “Tôi như chết lặng, trong lòng quặn lại. Tôi không thể cho con một người cha. Còn cha của D, những lần lén lút, vội vàng về thăm con không nhiều. Vì thế, anh đã không thể giúp con cảm nhận tình cha của bé. Tôi cũng không ngờ việc làm mẹ đơn thân của mình lại khiến con phải chịu quá nhiều tổn thương đến như vậy”.
TỦI PHẬN MÁ HỒNG
Khi đang yêu, chị N đã không ngần ngại trao thân gửi phận cho người đàn ông mà chị tin sẽ là một nửa của cuộc đời mình. Nhưng khi biết tin chị có thai, niềm vui không che được nỗi lo lắng và anh thú nhận việc mình đã có gia đình ở tỉnh Lạng Sơn. Anh nói chỉ khi gặp chị mới biết đến tình yêu, người vợ ở quê chỉ là vâng lời cha mẹ mà cưới. Anh xin chị đừng phá thai, anh muốn có trách nhiệm với hai mẹ con. Lời thú nhận muộn màng như tiếng sét bên tai nhưng chị cũng đành chấp nhận sinh con khi cái thai đã quá lớn.
Từ khi làm mẹ đơn thân, chị chưa một lần dám hé lời với cha mẹ ở Nghệ An. Bởi trong nhà có 4 anh chị em thì chị là người được học hành đàng hoàng, là niềm tự hào của gia đình, dòng họ. 2 năm còm cõi nuôi con, việc mừng thọ cha mẹ 70 cũng bỏ lỡ. Chị gom hết nỗi nhớ thương cha mẹ lên con, chị muốn tập trung tất cả cho con. Việc đưa con về chịu tội với cha mẹ cũng không biết lúc nào sẽ làm được.
Nhưng trớ trêu của cuộc đời không dừng lại ở đó. Khi nhận ra niềm khao khát của D, chị N đã suy nghĩ rất nhiều về việc tìm cho con một người cha. Đến khi có thể “mở lòng” được với một người chịu cảnh “gà trống nuôi con” thì bao lo lắng mới lại dội lên trong đầu chị. Lòng chị rối như tơ vò: “Tôi rất sợ. Liệu con tôi, con anh có chấp nhận chúng tôi? Liệu các con có hợp tính nhau? Và sự cố gắng của cả hai có đem lại cho các con một mái ấm thực sự?...”.
Trường hợp chị N.T.H ở phường Tân Phú, TX. Đồng Xoài lại khác. Chị chọn làm mẹ đơn thân khi tuổi đã gần 40. Hiểu hoàn cảnh bắt buộc nên gia đình cũng chấp nhận sự lựa chọn của chị. Bồng con 7 tháng tuổi trên tay, chị không nguôi xúc động: “Tôi thấy anh thông minh, vui tính, lại không sống ở Bình Phước nên muốn qua lại để kiếm một đứa con. Còn anh nghĩ tình cảm của chúng tôi chỉ là nhất thời. Sau khi có thai, tôi nghĩ chỉ cần chuyển cửa tiệm, rồi nhờ các cháu trông coi, còn bản thân ở nhà nghỉ ngơi thì mọi chuyện sẽ ổn. Nhưng “chạy trốn” rồi mới biết. Tôi rất đau khổ. Đêm nào tôi cũng khóc vì thương con”. Nỗi niềm cũng dần nguôi ngoai và “ông khách” kia vẫn chưa biết mình đã có con với “cô chủ”. Chị H lo lắng, cha, mẹ thì đang già đi, không biết sau này con chị sẽ sống như thế nào?.
Làm mẹ đơn thân ngày càng nhiều trong xã hội. Không biết là “trào lưu” hay số phận nhưng trong lựa chọn này, người chịu tổn thương nhất vẫn là các con. Người xưa từng nói “một tiếng cha bằng ba tiếng mẹ”. Dẫu chủ động được trong việc nuôi dạy con nhưng những người mẹ đơn thân cũng không thể bù đắp được tình cảm người cha dành cho con.
Liên Thơ
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Từ 21/2 giá xét nghiệm COVID
- ·Ba nhà xuất bản soạn SGK lớp 1 chương trình mới
- ·Khám phá tàu chiến 2 thân cực lạ của Iran
- ·Trên 20% bài thi môn văn đạt điểm 7 trở lên
- ·Làm trắng bằng phương pháp lột da sinh học có an toàn không?
- ·Tỷ giá AUD hôm nay 2/12/2023: Giá đô la Úc tại các ngân hàng biến động dữ dội
- ·Những mốc thời gian và lưu ý thí sinh dự thi THPT Quốc gia 2019
- ·Người phụ nữ được dự đoán trở thành Thủ tướng Anh
- ·Hà Nội sẵn sàng phương án, lộ trình chuyển đổi số
- ·Kiểm soát chặt việc các trường đại học tự xác định điểm sàn
- ·Giá vàng trong nước không nhúc nhích khi giá thế giới vẫn tăng
- ·Oceanbank có thể sẽ sáp nhập với Vietinbank?
- ·Ukraine phát hiện ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên
- ·ĐH Huế tuyển bổ sung hơn 3.000 chỉ tiêu của hai phương thức xét tuyển
- ·Kiểm tra tình hình sản xuất, trồng trọt vụ Thu Đông
- ·Cổ đông SHB vẫn e ngại VVF
- ·Làn sóng biểu tình dâng cao, Iran triệu tập đại sứ Anh, Na Uy
- ·Những vụ buôn lậu nổi cộm do Hải quan bắt giữ tháng 11
- ·BHXH Việt Nam tặng quà cho bệnh nhân BHYT hoàn cảnh khó khăn tại các cơ sở khám chữa bệnh
- ·Sức mạnh pháo tự hành Boxer RCH