【soi kèo haka】Lào, Malaysia và Thái Lan kích hoạt dự án mua bán điện đa phương của ASEAN
Theo biên bản ghi nhớ ký kết giữa ba nước láng giềng, Malaysia sẽ nhập khẩu lên đến 100 MW năng lượng thủy điện từ Lào, sau đó sẽ được truyền tải qua Thái Lan trên lưới điện hiện có, từ nay đến năm 2018.
Thỏa thuận này đã khởi động giai đoạn đầu của kế hoạch kinh doanh điện đa phương mà cuối cùng sẽ bao gồm cả Singapore, trong giai đoạn các nước trong khu vực tìm cách tăng cường kết nối năng lượng điện. Sau khi các nước liên quan đã được kết nối thông qua cơ sở hạ tầng hiện có, họ sẽ cần phải ký hợp đồng mua bán điện trước khi truyền tải thực tế có thể bắt đầu.
10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã xác định được 16 dự án với vốn đầu tư 6 tỷ USD theo sáng kiến Lưới điện ASEAN để đạt được kết nối xuyên biên giới vào năm 2020. Điều này sẽ cho phép các nước có công suất dư thừa bán cho các nước khác, không chỉ trong thời gian cầu điện cao điểm, mà còn cho sản xuất công nghiệp và dự án cơ sở hạ tầng.
Đối với các nước có khả năng tự túc như Malaysia, thu mua năng lượng thủy điện sẽ giúp giảm nhu cầu nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất điện. Công suất ban đầu là 100 MW có thể được tăng lên trong tương lai theo một cam kết để tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, Bộ Năng lượng, Công nghệ xanh và Nước của Malaysia cho biết trong một thông cáo báo chí.
Malaysia có khả năng sản xuất công suất điện đạt gần 30.000 MW vào cuối năm 2014, trong đó 81% được tạo ra bằng than, dầu và khí đốt. Phần còn lại là từ thủy điện và các nguồn năng lượng tái tạo khác như các tế bào năng lượng mặt trời và khí sinh học.
Trong tháng Năm, nước này đã bắt đầu dự án mua bán điện xuyên biên giới đầu tiên của mình với Indonesia, truyền 70 MW từ Mambong, Sarawak, sang Bengkayang ở Tây Kalimantan, Indonesia, trên một đường lưới mạch kép dài 47km.
Cho đến nay, ASEAN đã hoàn thành trên 1.700 MW công suất kết nối mới qua tám liên kết truyền tải xuyên biên giới, số liệu trong một tuyên bố chung cấp bộ vào hôm thứ Tư (21/9). Trong đó cũng nói thêm rằng cơ quan quản lý năng lượng của mỗi nước thành viên sẽ làm việc cùng nhau để xây dựng một cơ chế trao đổi điện năng đa phương trong khu vực./.
Ngọc Trang (theo Nikkei Asia Review)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Phát triển thị trường bán lẻ: Đừng quên thúc đẩy công nghệ và sự sáng tạo
- ·Sơn La tích cực giúp doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận nền tảng số
- ·Điện thoại và gói cước siêu rẻ đưa Internet về nông thôn Ấn Độ
- ·Nộp thuế điện tử 24/7 qua VietinBank trên eTax Mobile
- ·Xuất nhập khẩu tại cửa khẩu biên giới đang được cải thiện
- ·Lần đầu có cuộc thi dùng AI để giải bài toán doanh nghiệp
- ·Thủy sản Cà Mau được gia hạn chế độ doanh nghiệp ưu tiên
- ·Lâm Đồng nâng cao giá trị sản phẩm OCOP nhờ thương mại điện tử
- ·Trung tâm đăng kiểm cho ra kết quả sai: Lập tức bị đình chỉ hoạt động
- ·Đừng ủy thác hoàn toàn việc chuyển đổi số cho bộ phận CNTT
- ·Tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất cho doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch COVID
- ·Ninh Bình thúc đẩy du lịch bằng ứng dụng phần mềm thông minh
- ·Elon Musk và Mark Zuckerberg ‘so găng’ tại di tích nổi tiếng Đấu trường La Mã
- ·Doosan Vina được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với Ban Chủ nhiệm 5 đề án khoa học lớn
- ·Biến động nhân sự cấp cao tại NCB sẽ "yên ắng" sau đại hội cổ đông tới đây?
- ·Ngân hàng và công ty công nghệ bàn về chuyển đổi số
- ·VietinBank ưu đãi lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới
- ·Kết quả xét nghiệm mẫu nước sông Đà đã đạt quy chuẩn cho phép về styren
- ·Chuyển đổi số doanh nghiệp Nhà nước: Không phải chuyện dễ dàng