【mc tottenham】Xách giỏ đi chợ: Thói quen có cũ ?
Hình ảnh các bà,ỏđichợThiquenccũmc tottenham các mẹ xách giỏ đi chợ dường như ngày càng ít dần, mà thay vào đó là những cái bọc ni-lông đủ màu sắc. Vậy thói quen xách giỏ đi chợ bây giờ đã cũ rồi chăng?
Với bà Ẩn, xách giỏ đi chợ hàng ngày đã thành một thói quen.
Từ ngày về hưu, hầu như sáng nào bà Nguyễn Ngọc Ẩn, ở khu vực 1, phường I, thành phố Vị Thanh, cũng đi chợ và cái giỏ xách nhựa đã trở thành “bạn đường” thân thiết của bà. Lựa mấy mớ cải xanh ngoài chợ nông thôn Vị Thanh, khi thấy người bán bỏ vào bọc ni-lông, bà Ẩn xua tay bảo: “Bỏ vào giỏ cho cô, khỏi để bọc”. Bà Ẩn chia sẻ: “Trừ khi mua cá, mua mắm phải để bọc, chứ còn mua rau, mua trái cây này nọ tôi ít khi dùng bọc ni-lông lắm. Hồi trước, còn đi dạy học, nhiều khi đi chợ không về nhà lấy giỏ xách kịp, đem về nhà cả chục cái bọc ni-lông, thùng rác trong nhà chỉ toàn bọc là bọc thôi. Bây giờ, rảnh rang rồi, tôi đi chợ không bao giờ quên xách giỏ, riết nó quen”.
Sáng sớm, dạo quanh một vòng chợ Vị Thanh (phường III, thành phố Vị Thanh), hình ảnh các bà, các mẹ xách giỏ đi chợ khá hiếm hoi. Ngồi quan sát gần 30 phút, thấy chưa đầy chục người đi chợ có xách giỏ. Trên tay xách hơn cái bọc ni-lông đủ màu đen, xanh, đỏ… chị Lê Thị Mỹ Nhàn, ở khu vực 4, phường III, nói: “Đi xe máy có mình ên, đem giỏ theo bất tiện lắm, cái giỏ cũng lớn, đồ nhiều nên chạy xe khó, xài bọc cho gọn. Mà về nhà tui không có xả rác tùm lum đâu, cũng để vô thùng rác đàng hoàng mà”.
Đi chợ không xách giỏ, mỗi người đều có cách giải thích lý do của riêng mình, nhưng tựu trung lại là thấy xách giỏ đi chợ thấy vướng víu và không hợp thời nữa chăng?
Không giống những người khác, bà Trần Kim Biên, ở ấp 1, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, xách cái giỏ đi chợ được đan bằng dây ni-lông, chứ không phải giỏ nhựa. Bà Biên chia sẻ: “Cái giỏ này xài mấy năm trời chưa hề hấn gì hết. Mua có 40.000-50.000 đồng thôi. Từ thời còn con gái tới giờ, cứ đi chợ phải xách giỏ, đi chợ mà tay không thế nào cũng bị hàng xóm nói đi chơi, không có đảm đang, bị quở riết là… ở giá luôn chứ không chơi”.
Ngồi nghỉ chân một chút, nhìn mọi người nô nức đi chợ, bà Biên chia sẻ tiếp câu chuyện xách giỏ đi chợ của mình. Chỉ tay về một cô gái trẻ đang xách trên tay cái bọc ni-lông to đùng, dồn hết mấy thứ từ cá, rau, đường, bột ngọt vào một bọc, bà Biên cười nói tiếp: “Nói ra sợ mấy cô gái trẻ nói bà già khó khăn, chứ hồi đó đi chợ để tùm lum vậy về nhà bị bà già rầy chết luôn. Trong cái giỏ xách lúc nào cũng phải sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Ở dưới thì để thịt, cá, phía trên thì rau, củ, quả, trên mớ rau đó, có vài cái bánh chuối chiên, bánh cam gói trong lá chuối xanh đem về cho mấy em, mấy cháu nó mừng… Hồi đó, lúc còn con gái, thấy má dạy tỉ mỉ nhiều lúc cũng mệt, nhưng bây giờ nhớ lại thấy lời dạy thiệt hay quá trời”.
Ngừng một chút, bà Biên nói thêm rằng, cái giỏ xách, với vài món đồ trong đó không thể nói hết được tính cách của mỗi người, nhưng người biết sắp xếp gọn gàng chắc chắn là người kỹ tính, đảm đang…
Còn nhớ, có vài hội phụ nữ cơ sở đã phát động phong trào mua giỏ xách nhựa để đi chợ, một trong những việc làm thiết thực để thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nhưng dường như phong trào hay mà duy trì và nhân rộng lại khó, nên phát động xong, chị em vẫn đi chợ bằng… tay không. Để sau đó về nhà thì trên tay là một mớ bọc ni-lông.
Đang giũ mấy cái bọc ni-lông cho sạch phơi ngoài sân, bà Lê Thị Mười, ở Khu tái định cư phường III, thành phố Vị Thanh, bộc bạch: “Cái này đem về xài cũng ngon lành lắm chứ, để đựng đồ đạc này kia, đám tiệc thì đựng rau, bánh trái cho hàng xóm, bà con. Thời nào thức ấy, hồi đó không có bọc ni-lông thì xách giỏ, bây giờ có rồi đi chợ xách bọc về giặt xong còn xài tiếp được”…
Có lẽ những lời nói của bà Mười cũng có phần đúng với thực trạng hiện nay, khi đời sống mới, người ta cũng có cách sống mới, hiện đại hơn và tiện lợi hơn. Thử làm phép tính nhỏ, mỗi ngày có 100 phụ nữ đi chợ, 100 cái giỏ xách được sử dụng, thì đã đỡ xả cả ngàn cái bọc ni-lông xuống kênh, mương, ao, hồ…
Khó mà yêu cầu đi chợ phải xách giỏ, đó là ý thức của mỗi người. Nói chuyện này, lại thấy các bà, các mẹ khi xưa sao mà đẹp. Mặc áo bà ba, xách cái giỏ đi chợ thấy cũng sang trọng và đẹp biết bao…
Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Luật Dầu khí sửa đổi: Cần có quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí
- ·Thầy bói bán thuốc dạo!
- ·45% ca cấp cứu ở BV Việt Đức do rượu bia
- ·Sinh gấp trên taxi, bé trai 2,7kg ra đời an toàn
- ·Đợt 2, kỳ họp thứ 2: Quốc hội tập trung thảo luận về kinh tế
- ·Đào tạo nghề theo địa chỉ
- ·Khẩn cấp hộ đê biển Tây
- ·Tịnh xá Ngọc Phước tổ chức lễ Vu lan
- ·Gần 3.5 triệu người Việt Nam có chứng nhận tiêm chủng Covid
- ·Đa sắc thái thời trang trẻ em
- ·Petrovietnam: Đón đầu xu thế chuyển dịch năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh lĩnh vực dịch vụ
- ·20 người trong vụ tai nạn ôtô thảm khốc ở Lào Cai đã ra viện
- ·Gia đình ông Nguyễn Thành Ðiều: Ðiển hình xây dựng gia đình phát triển toàn diện
- ·Môi trường chợ Cái Nước ô nhiễm nặng
- ·Khai trương gian hàng các doanh nghiệp hội viên Hội Doanh nhân trẻ Long An
- ·Quà mừng sinh nhật
- ·Cuộc sống nội trú
- ·Sử dụng sừng tê giác chữa "bách bệnh": Sự ngộ nhận tai hại
- ·Việt Nam được đánh giá cao về công khai minh bạch ngân sách nhà nước
- ·Phụ nữ đồng hành cùng năng lượng sạch