【kết quả cup fa】Ngành Hải quan: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực
Đó là khẳng định được Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường đưa ra tại Hội thảo đổi mới công tác đào tạo ngành Hải quan được tổ chức tại Trường Hải quan Việt Nam ngày 15/6.
Trong những năm qua,ànhHảiquanChútrọngcôngtácđàotạonguồnnhânlựkết quả cup fa ngành Hải quan đã thực hiện rất nhiều kế hoạch, biện pháp để xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt tiêu chuẩn quốc tế trên nền tảng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiến tiến trong khu vực Đông Nam Á.
Phát biểu tại hội thảo Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cho biết, công tác đào tạo của ngành Hải quan luôn được lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan quan tâm và chỉ đạo sát sao qua từng giai đoạn. Vị trí và vai trò của ngành Hải quan có được như ngày nay phụ thuộc vào một phần quan trọng của công tác đào tạo cán bộ.
Tuy nhiên, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường cũng cho rằng, thực tế, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của một số CBCC Hải quan còn chưa đáp ứng được yêu cầu trong quá trình đổi mới, chưa tạo được hình ảnh đẹp về lực lượng Hải quan Việt Nam trước bạn bè thế giới, gây nhiều bức xúc cho người dân và DN, thậm chí đã để xảy ra một số vụ việc đáng tiếc. Ngoài nguyên nhân chủ yếu do sự tu dưỡng, tự đào tạo của bộ phận CBCC Hải quan chưa cao thì phải kể đến một số hạn chế trong công tác đào tạo của Ngành hiện nay.
Trong đó, trong một thời gian dài, công tác đào tạo của ngành Hải quan chưa có bước đổi mới đột phá, vẫn đi theo phương thức đào tạo truyền thống, chưa theo kịp nhu cầu của xã hội, người dân và DN cũng như yêu cầu của ngành Hải quan. Điều đó dẫn đến nội dung đào tạo còn mang nặng lý thuyết, chưa thực sự thiết thực với học viên cũng như chưa gắn kết được đào tạo với việc sử dụng cán bộ sau đào tạo, chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo cho cộng đồng DN, hợp tác quốc tế về đào tạo.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo của Ngành chưa quy tụ về một đầu mối mà giao cho nhiều đơn vị thực hiện như Trường Hải quan Việt Nam, Vụ Tổ chức cán bộ, một số vụ, cục nghiệp vụ... do vậy, việc tập trung, kết nối để định hướng phát triển đào tạo gặp nhiều khó khăn và đánh giá chất lượng đào tạo của ngành hàng năm chưa sát với thực tế. Việc đổi mới chương trình, tài liệu đào tạo chưa thực hiện đồng bộ, thống nhất và còn thiếu chủ động, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường nhấn mạnh.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2015-2017, ngành Hải quan đã đào tạp được 53,901 lượt CBCC. Trong đó, Trường Hải quan Việt Nam đã đạo tạo cho 114 lớp với 5.313 lượt CBCC.
Theo ông Bùi Ngọc Lợi, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, trong những năm qua, tổ chức bộ máy liên quan đến lĩnh vực đào tạo từ Tổng cục đến các đơn vị thuộc và trực thuộc thay đổi thường xuyên, liên tục; sự phối hợp giữa các đơn vị còn chưa đồng bộ, chặt chẽ; cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy còn hạn chế; đội ngũ giảng viên còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều; phương pháp dạy và học còn chậm đổi mới. Đặc biệt, quy trình nghiệp vụ hải quan thay đổi nhiều, công việc của Ngành ngày càng tăng lên trên nhiều lĩnh vực đã tạo áp lực lớn đối với công tác đào tạo.
Những thực tế nêu trên là cơ sở khách quan đòi hỏi công tác đào tạo của ngành Hải quan phải đổi mới một cách căn bản và quyết liệt. Trong đó, ngành Hải quan phấn đấu xây dựng được nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng hiệu quả công tác cải cách hiện đại hóa hải quan, góp phần vào phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Trong giai đoạn 2018-2020, việc đào tạo nguồn nhân lực của ngành Hải quan sẽ gắn chặt với việc xác định vị trí việc làm trong ngành Hải quan. Đồng thời, dựa vào những yêu cầu và mô tả vị trí việc làm được xác định, ngành Hải quan xây dựng Khung năng lực (tiêu chuẩn) chuyên môn đẻ tào tạo CBCC. Đây là tiêu chuẩn nghiệp vụ theo cấp độ đối với tất cả các lĩnh vực chuyên môn mà Tổng cục Hải quan đã xây dựng để giúp CBCC tự xác định được định hướng, lộ trình đào tạo, học tập để nâng cao trình độ, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường nhấn mạnh.
Ngành Hải quan tiến tới cũng sẽ triển khai hệ thống đánh giá năng lực CBCC dựa trên Khung năng lực chuyên môn theo cấp độ. Kết quả đánh giá này sẽ phục vụ hiệu quả việc bố trí, điều động, luân chuyển, đảm bảo đúng người, đúng việc của từng bộ phận. Trong đó, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng sẽ tập trung nâng cao kỹ năng quản lý đối với đội ngũ CBCC trong quy hoạch. Đồng thời, đạo tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với CBCC thừa hành đáp ứng yêu cầu vị trí công việc.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thu hồi xe máy cũ nát: Trông chờ vào lộ trình đăng kiểm xe máy định kỳ
- ·Thủ tướng nêu các định hướng chiến lược để Hòa Bình trở thành điểm sáng mới về thu hút đầu tư
- ·Triển khai tích cực kế hoạch phát triển kinh tế
- ·Vướng mắc trong xử lý vi phạm các cơ sở giết mổ
- ·Tạo lập môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng, lành mạnh
- ·Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có nữ Phó Chủ tịch mới
- ·Ngày 12/11, Hội nghị "Nâng cao chất lượng báo Đảng toàn quốc" sẽ diễn ra tại Đà Nẵng
- ·Rà soát các quy định tài chính về tài nguyên nước
- ·Bộ Tài chính: Giảm 10%
- ·Chủ tịch nước: Mùa Xuân mở ra bao ước mơ, khát vọng và những khởi đầu tốt đẹp
- ·Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số
- ·Tăng cường tuyên truyền chính sách pháp luật cho người lao động
- ·Ngân hàng Hợp tác xã góp phần phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- ·Thành phố Vị Thanh: Tội phạm và tệ nạn xã hội tăng
- ·Đưa Việt Nam trở thành điểm đến mới cho các gia đình Ấn Độ tổ chức tiệc cưới
- ·Minh Béo bị đề nghị 18 tháng tù
- ·Inforgraphics: Quan hệ hợp tác Việt Nam
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
- ·Cụm thi đua Số 1 BHXH Việt Nam: Phát huy tinh thần thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao
- ·Bảo vệ tốt nhất lợi ích người dân, hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp