【cup quoc gia tho nhi ky】Con trở lại trường, phụ huynh cuống cuồng tìm xe đưa đón
Loay hoay tìm xe
Sau thời gian nghỉ dài vì dịch Covid-19,ởlạitrườngphụhuynhcuốngcuồngtìmxeđưađócup quoc gia tho nhi ky học sinh Hà Nội có quyết định đi học trở lại, chị Ngọc Hằng ở Linh Đàm – Hà Nội đã liên hệ tới nhiều công ty cung cấp dịch vụ đưa đón học sinh bằng ô tô. Qua đây, chị Hằng được tư vấn rất nhiều dịch vụ tiện ích, chị Hằng cảm thấy rất yên tâm.
Tuy nhiên, để sử dụng dịch vụ này, chị Hằng phải chi trả cho việc đưa đón con đi học từ 4 - 5 triệu/tháng.
“Con trai tôi học lớp 10 Trường Nguyễn Tất Thành, hàng ngày phải di chuyển từ Linh Đàm đến trường khoảng 12 – 15 km, nếu tính theo giá cước của các công ty như vậy thì kinh tế gia đình khó mà kham nổi”, chị Hằng bận tâm.
Cùng chung cảnh ngộ với chị Hằng, chị Hoa ở Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội có con học lớp 11 Trường THPT Kim Liên, khoảng cách di chuyển từ nhà đến trường cũng khoảng 10km.
Nhiều bậc cha mẹ cuống cuồng tìm phương tiện đưa đón con đi học. |
Chị Hoa kể, thời điểm Hà Nội chưa giãn cách xã hội, hàng ngày, chị thường gọi Grabbike để đưa đón con đi học, ngày nào có thể về sớm chị tranh thủ đi đón con cho đỡ chi phí. Tính sơ quá hàng tháng chị chỉ mất vài trăm nghìn cho việc đưa con đi học. Việc đưa đón con trong thời gian Hà Nội cho học sinh trở lại trường, nếu sử dụng dịch vụ Grabcar thì chi phí đưa đón con của chị Hoa có thể phải đội lên hàng triệu đồng/tháng.
Chị Hoa cho biết thêm, ngoài tìm hiểu các dịch vụ đưa đón con thông qua các công ty chuyên phục vụ vận tải trong nội thành, chị cũng tham gia vào nhiều diễn đàn tìm kiếm dịch vụ xe cá nhân từ 5 đến 7 chỗ. Tuy nhiên, các tài xế chỉ nhận những cung đường thuận với di chuyển của họ, còn nếu may mắn tìm được thì giá cũng không hề rẻ.
Theo chia sẻ của anh Nguyễn Văn Hoàng, một tài xế chuyên nhận đưa đón học sinh đến trường, những năm trở lại đây, việc đưa đón con đi học ở Hà Nội là nỗi bận tâm của nhiều cha mẹ học sinh. Nhiều phụ huynh quá bận rộn đến công việc, đặc biệt giờ học của các con thường sát với giờ làm việc của phụ huynh.
“Lịch trình hàng ngày của phụ huynh là sau khi đưa con đến trường xong rồi quay lại nơi làm việc, chiều đến về sớm quay ra trường đón con, liên tục trong nhiều ngày như vậy sẽ rất vất vả cho phụ huynh và các con”, anh Hoàng cho biết.
Sau khi tìm hiểu về nhu cầu cho việc đi lại của học sinh, anh Hoàng rủ thêm một số tài xế khác thành lập một đội gồm 5 xe chuyên nhận đưa đón học sinh đi học có thể giải quyết được yêu cầu cần thiết của phụ huynh.
“Ngoài việc đưa đón học sinh trong thời gian từ 7h00-9h00 sáng, chiều đón học sinh từ 16h00 – 18h00, các xe của đội còn phải chạy dịch vụ khác, do đó, khi đến giờ đưa đón học sinh, xe nào trống khách thì được cử đi đón”, anh Hoàng chia sẻ thêm.
Ghép chuyến, giảm chi phí
Để giảm chi phí cho việc đưa đón con đi học bằng ô tô, nhiều phụ huynh tham gia vào các diễn đàn trên Internet, tìm kiếm các phụ huynh có con đi học cùng cung đường đến trường, để cùng chia sẻ phí cước vận chuyển.
Ngay sau khi tìm được một tài xế ưng ý, theo chị Hằng, hàng tháng, chị phải chi trả cho việc đưa đón con đi học lên đến hàng triệu đồng mỗi tháng. Do một mình không thể kham nổi chi phí đó, chị Hằng đã lên mạng đăng tin mời ghép chuyến cho cung đường đến trường của con mình.
Tuy nhiên, việc tìm được một tài xế phù hợp đã khó, nay tìm người ghép chuyến cũng khó không hề kém.
“Nghe báo chí đưa tin, sau Tết Nguyên đán, Hà Nội cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường. Nghe tin vậy, trước Tết một tuần, hai vợ chồng nghĩ ngay đến phương án chọn phương tiện nào để đưa con đi học. Sau khi quyết định phương án thuê xe cá nhân, nhưng để tìm một số học sinh đi cùng chuyến lại trở nên vô cùng khó”, chị Hằng chia sẻ.
Một tài xế tên Ngô Huy chia sẻ, ngay đầu năm mới, anh nhận được nhiều cuộc điện thoại từ phụ huynh muốn nhờ anh đưa đón con đi học sau ngày 7/2. Song, hai bên đều không đi đến một tiếng nói chung về chi phí vận chuyển.
“Đa số chỉ thuê chở trong phạm vi dưới 5km mà khoảng cách đó mình không nhận chạy, do tiền công không đáng là bao, thời gian thì gò bó. Còn cung đường trên 10km phụ huynh không chịu được chi phí vì không gom được thêm người đi cùng nên cũng đành từ chối”, anh Huy cho hay.
Sau nhiều lần loay hay tìm người ghép chuyến, chị Minh ở Cầu Giấy, Hà Nội liên hệ đến một số công ty vận tải, họ đảm bảo ghép từ 16 đến 20 học sinh cho mỗi chuyến. Tuy phù hợp với giá thành nhưng chị Minh vẫn không hài lòng.
“Để đảm bảo con đến trường đúng giờ thì mỗi sáng con phải dậy từ rất sớm để ra xe, đến chiều tan học, con phải chờ xe ở cổng trường, như vậy, con sẽ về đến nhà rất muộn. Hơn thế, tài xế có thể di chuyển rất nhanh để kịp giờ học, như vậy rất nguy hiểm cho các con”, chị Minh phân tích.
Ngọc Cương
Hà Nội: Đổ xô mua laptop, nhiều shop cháy hàng, mẫu giá rẻ khan hiếm
Trong giai đoạn giãn cách xã hội, người dân và học sinh nhiều địa phương chuyển sang làm việc và học tập tại nhà toàn thời gian. Điều này khiến nhu cầu sử dụng các thiết bị như laptop, máy tính bảng... tăng cao.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chuyện tình Hung
- ·Bé trai 2 tháng tuổi tử vong nghi phản ứng vắc
- ·Người đàn ông Hà Nội phát hiện ung thư nhờ nốt ruồi ở gót chân
- ·Chị em sau phẫu thuật nâng ngực đi máy bay có lo bung, vỡ?
- ·Đơn ly hôn nộp đã 3 năm mà tòa chưa chịu xử
- ·Người đàn ông mắc cùng lúc 2 loại ung thư giai đoạn cuối do thói quen này từ khi còn trẻ
- ·Người đàn ông khoẻ mạnh, tử vong sau 2 ngày vào viện vì sốt xuất huyết
- ·Bình Dương: Tìm giải pháp giải quyết tồn kho bất động sản
- ·Chia tay, bạn gái tố cáo tội hiếp dâm
- ·Nam thanh niên tự nặn mụn, hoá ra nốt sùi mọc tua tủa khắp người
- ·Prime Minister works with Standing Board of Lào Cai provincial Party Committee
- ·Con người sẽ 'mọc sừng' trên đầu nếu tiếp tục lạm dụng điện thoại di động
- ·Quyền Linh khoe bí kíp cho con uống sữa đúng cách
- ·Kinh tế Trung Quốc giảm sút: Bình tĩnh ứng phó
- ·Dọa chém vợ vì mâu thuẫn chuyện đưa đi làm
- ·Ký Hiệp định TPP: Cửa đã mở để Việt Nam đón thêm nhiều cơ hội
- ·Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,12%
- ·Xót xa cậu bé mồ côi bệnh bại não bị tai nạn giao thông nguy kịch
- ·Anh đã tìm người thay anh bên em
- ·Chàng trai 20 tuổi thủng phổi sau khi chơi tàu lượn siêu tốc