【kết quả bóng đá câu lạc bộ việt nam】Vốn nước ngoài: Vay nhiều nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao
Đây là một trong các tồn tại, hạn chế của công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011 - 2016 được Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nêu tại phiên họp về giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011 - 2016", diễn ra chiều 9/8.
Vốn vay nước ngoài đã cấp phát là 21,5 tỷ USD
Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách, Trưởng đoàn giám sát của UBTVQH Nguyễn Đức Hải, trong giai đoạn 2011 - 2016, đã có 319 hiệp định vay được ký kết, với tổng giá trị đạt khoảng đạt 33,643 tỷ USD, cao hơn 59% so với mức của thời kỳ 2006 - 2010. Trong đó vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt 32,296 tỷ USD, chiếm khoảng 96% và ODA viện trợ không hoàn lại đạt 1,346 tỷ USD, chiếm khoảng 4% so với tổng vốn vay cả hai loại đã ký kết cho thời kỳ này.
Trong số vốn vay đã đàm phán, ký kết, phần sử dụng để cấp phát cho các chương trình, dự án đầu tư không có khả năng hoàn vốn thuộc nhiệm vụ chi của NSNN khoảng 21,5 tỷ USD, chiếm 65% tổng trị giá ký kết.
Bình quân trong giai đoạn 2011 - 2016, vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài chiếm 37,6% tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của nguồn lực vay ODA và ưu đãi nước ngoài. Tính đến 31/12/2016, nợ nước ngoài của quốc gia là 44,3% GDP, trong giới hạn cho phép (không quá 50% GDP)
Trong giai đoạn 2011 - 2016, tổng giải ngân khoảng 28 tỷ USD, trong đó giải ngân nguồn vốn vay ODA là 23,2 tỷ USD chiếm 82,3%, vốn vay ưu đãi là 3,2 tỷ USD chiếm 11%, vay thương mại là 1,7 tỷ USD, chiếm khoảng 6% tổng trị giá giải ngân.
Báo cáo của Chính phủ cho thấy, việc trả nợ các khoản vay nước ngoài về cơ bản được thực hiện chặt chẽ, đúng hạn, góp phần từng bước cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia. Đặc biệt, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về vốn ODA và vốn vay ưu đãi, phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ.
Các dự án, công trình đầu tư từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài giai đoạn 2011 - 2016 cơ bản phù hợp với nhu cầu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Còn có quan niệm vốn tài trợ là "cho không"
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành công, Đoàn giám sát của UBTVQH cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế. Đó là, việc huy động nguồn lực ODA chưa có chiến lược căn cơ, hiệu quả, còn thể hiện tính dàn trải, manh mún, chưa quan tâm thích đáng đến xem xét hiệu quả sử dụng vốn vay.
Công tác chuẩn bị dự án còn nhiều hạn chế, báo cáo nghiên cứu khả thi thường phải điều chỉnh nhiều lần, có những dự án chuẩn bị và thực hiện trong nước kéo dài vài năm, dẫn đến không còn tính cấp thiết và làm cho thiết kế ban đầu không còn phù hợp.
Tại nhiều địa phương, nhiều dự án vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, dẫn đến kéo dài thời gian thi công và còn đội vốn lên nhiều, ảnh hưởng lớn đến tiến độ và uy tín của phía Việt Nam trước các nhà tài trợ.
Ngoài ra, một số dự án khó khăn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ, đứng trước nguy cơ mất vốn, gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân sách. Một số dự án phải ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ để trả nợ, trong đó có một số dự án không có khả năng thanh toán, phải chuyển nợ quá hạn.
Công tác vận động, thu hút nguồn vốn ODA đã được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chú trọng nhưng lại chưa quan tâm tương xứng đến việc giám sát, đánh giá hiệu quả dự án. Công tác đánh giá dự án mới tập trung vào tiến độ thực hiện và mức độ hoàn thành mục tiêu, chưa đánh giá hiệu quả đầu tư, tính bền vững và tác động về kinh tế, xã hội và môi trường của dự án.
Báo cáo nêu rõ, tại một số dự án, để đạt được mục tiêu, thì mức chi phí phải bỏ ra là khá lớn trong khi hiệu quả sử dụng chưa thực sự tương xứng. Qua giám sát tại một số địa phương cho thấy, trong số những dự án được coi là thành công thì chất lượng công trình chưa cao, công nghệ chưa tiên tiến, chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư, tính lan tỏa thấp. Một số dự án chậm tiến độ đi đôi với việc tăng tổng mức đầu tư lớn, tổng chi phí phải trả để đạt được mục tiêu lớn hơn nhiều so với dự kiến ban đầu, công nghệ trở nên lạc hậu do chậm tiến độ.
Việc sử dụng vốn vay cũng được đánh giá chưa phù hợp, đầu tư thiếu tính toán căn cơ. Một số dự án hoàn thành nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Có nhiều chương trình trùng mục tiêu cùng thực hiện trên một địa bàn. Có dự án đầu tư không những không mang lại hiệu quả mà còn để lại một khoản nợ, không có khả năng trả nợ và số lãi thì ngày một tăng.
Hơn nữa các khoản vay ODA có lãi suất thấp của các nhà tài trợ song phương thường đi kèm với các điều kiện ràng buộc về mặt chính sách, giới hạn về lựa chọn nhà thầu, nhà cung cấp thiết bị, gián tiếp dẫn đến chi phí vốn thực tế cao hơn dự toán ban đầu.
Theo Đoàn giám sát của UBTVQH, những tồn tại, hạn chế trên xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Cụ thể như, khuôn khổ pháp luật chưa hoàn thiện, nhận thức về ý nghĩa của nguồn lực ODA và vay ưu đãi trong một số bộ phận cán bộ còn hạn chế, còn quan niệm nguồn vốn tài trợ là "cho không".
Việc Chính phủ đi vay và cấp phát cho các địa phương, địa phương không phải chịu áp lực trả nợ, trả lãi. Vì vậy, chưa thực sự chú trọng đến trách nhiệm phải quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Các bộ, ngành và địa phương chưa thực sự quyết liệt, chủ động trong quá trình triển khai, vẫn còn tư tưởng "ỷ lại, trông chờ" nguồn vốn ODA và vay ưu đãi do ngân sách trung ương cấp phát và chờ vốn đối ứng ngân sách trung ương bổ sung.
Một nguyên nhân nữa là tình trạng các cơ quan, đơn vị chưa chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính, dẫn đến lãng phí nguồn lực như bố trí vốn kế hoạch hàng năm không đúng đối tượng, vượt tỷ lệ quy định, giao vốn chưa phù hợp với đăng ký của các bộ, ngành địa phương dẫn đến giải ngân ngoài dự toán lớn.
Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương giao dự toán không đúng trình tự, phân bổ vốn chậm, thiếu tập trung, sử dụng vốn của dự án sai mục đích, không đúng đối tượng hoặc chưa phù hợp với điều khoản hợp đồng; vi phạm quy định của nhà tài trợ dẫn đến việc dừng cấp vốn gây lãng phí nguồn vốn đã đầu tư.
H.Y
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Dừng tìm kiếm diện rộng các nạn nhân mất tích do mưa lũ tại Sa Pa
- ·'Học mót' chủ Tây cách chiều lòng khách Việt
- ·Samsung Galaxy Note 4 sắp ra mắt với những tính năng nổi bật
- ·Dụng cụ tập gym tại nhà cần thiết nhất
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Dầu gội cho tóc khô thích hợp
- ·Về thông tin nghi vấn sữa Physilac gây dị dứng: Các chỉ tiêu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn công bố
- ·Ông chủ KakaoTalk: Tỷ phú từng nhịn ăn để dành tiền đóng học
- ·Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
- ·Giá vàng ngày 21/8/2014: Tin mới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khiến vàng giảm giá
- ·Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·Chụp ảnh kỷ yếu: Giới trẻ năng động kiếm tiền
- ·Những ý tưởng kinh doanh từ thú cưng độc đáo và ấn tượng
- ·Giá vàng ngày 14/8/2014: Đà giảm không đủ lực khiến vàng lại đi lên
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Những mẫu xe ô tô chạy nhanh nhất thế giới có giá dưới 100.000 USD
- ·Công an điều tra Phó Chánh văn phòng tỉnh ủy bị đánh ghen
- ·Chánh Tín: 'Sang Canada định cư là chuyện xa vời'
- ·Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- ·Lê Ân chia tài sản ngàn tỷ: Nỗi lo cốt nhục tương tàn