【central vs】Đưa vắc xin sởi
Tại hội thảo,Đưavắcxinsởcentral vs Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, trong những năm qua, ngành Y tế Việt Nam đã rất nỗ lực để đưa nhiều loại vắc xin vào chương trình tiêm chủng mở rộng và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt và loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh. Tỷ lệ mắc và chết của các bệnh khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã giảm hàng trăm lần.
Thứ trưởng Trương Quốc Cường nhấn mạnh, thời gian gần đây, bệnh rubella là một gánh nặng cho ngành Y tế và toàn xã hội. Năm 2014, với sự hỗ trợ của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), Bộ Y tế đã mở chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi và rubella cho toàn bộ trẻ từ 1-14 tuổi; từ năm 2015 đã đưa vắc xin này vào tiêm chủng thường xuyên nhằm khống chế, tiến tới loại trừ 2 bệnh nguy hiểm này. Khi đó, nhu cầu vắc xin sởi-rubella là rất lớn nên Bộ Y tế chủ trương tự túc nguồn vắc xin bằng sản xuất trong nước. Chính phủ Nhật Bản đã giúp đỡ ngành Y tế thông qua dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực sản xuất vắc xin phối hợp sởi-rubella”; Bộ Y tế giao Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế (Polyvac) thực hiện.
Mục tiêu của dự án là Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế tự sản xuất được vắc xin phối hợp sởi-rubella đạt tiêu chuẩn “Thực hành sản xuất tốt” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-cGMP) một cách ổn định và hiệu quả. Đến nay, dự án đã đi vào giai đoạn kết thúc. Các kết quả của dự án được thực hiện theo đúng kế hoạch, sản phẩm dự án là vắc xin phối hợp sởi-rubella đã được cấp giấy phép lưu hành năm 2017, sớm hơn dự kiến 1 năm. Dự kiến từ năm 2018, vắc xin này sẽ được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, giúp ngành Y tế Việt Nam chủ động nguồn cung cấp vắc xin, đặc biệt giúp việc triển khai chương trình loại trừ bệnh sởi-rubella ở nước ta.
Năm 2017, Bộ Y tế đã cấp giấy phép lưu hành vắc xin phối hợp sởi-rubella do Trung tâm sản xuất, đánh dấu việc nghiên cứu thành công vắc xin theo công nghệ mới, được sản xuất đại trà và cung cấp cho thị trường. Việc sản xuất thành công vắc xin phối hợp này góp phần nâng cao được vị thế của Việt Nam, nhất là ngành Y tế trong công nghệ sản xuất vắc xin thế hệ mới có chất lượng cao. Việc tự chủ sản xuất được vắc xin giúp giảm ngân sách nhà nước khi bớt được vắc xin nhập khẩu./.
Văn Nam
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá xăng giữ nguyên, giá dầu tăng từ 15 giờ hôm nay
- ·Đà Nẵng: Tận hưởng bữa tiệc đêm Ba Na by Night phiên bản mới chỉ từ 500.000 đồng
- ·Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam: Doanh nhân đóng vai trò nòng cốt
- ·Mới giữa buổi sáng, nhiều cửa hàng đã hết vàng để bán
- ·Khẩn trương tìm nguồn cung ứng vaccine COVID
- ·Tổng Công ty Đường sắt chịu trách nhiệm nếu tàu hỏa tiếp tục trật bánh tại Huế
- ·Thị trường bất động sản phía Nam: Lượng giao dịch cải thiện
- ·Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam: Doanh nhân đóng vai trò nòng cốt
- ·Gia hạn thời gian điều tra chống bán phá giá ống đồng đúc của Việt Nam
- ·Vàng 999 có phải là vàng nguyên chất?
- ·TP.HCM thí điểm phạt “nguội” xe quá tải
- ·Đầu tuần sau, các cửa hàng SJC tại Đà Nẵng mở cửa trở lại?
- ·Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam: Doanh nhân đóng vai trò nòng cốt
- ·Vừa tăng thêm 4,8%, giá điện Việt Nam đắt hay rẻ so với khu vực?
- ·Giảm phát thải từ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua chuyển đổi nguyên liệu lò hơi công nghiệp
- ·Bắt xe tải chở hàng nghìn quần áo giả nhãn hiệu Zara, Mango
- ·Đà Nẵng: Tận hưởng bữa tiệc đêm Ba Na by Night phiên bản mới chỉ từ 500.000 đồng
- ·Cuộc đua 'ai lỗ nhiều nhất' của chuỗi cửa hàng tiện lợi nước ngoài ở Việt Nam
- ·Mưa lũ tại miền Trung gây ảnh hưởng đến giải ngân đầu tư công
- ·Khám phá 2 danh thắng của Sa Pa được công nhận kỷ lục Việt Nam