【ket truc tiep】Ngóng chờ mùa nước nổi
Khi con nước tràn về trên những cánh đồng,ờmanướcnổket truc tiep cũng là lúc người dân chuẩn bị ngư cụ cho mùa đánh bắt thủy sản. Đầu mùa nước nổi 2017, đan xen niềm vui là những hoài niệm của nông dân Hậu Giang về một thời đầy ắp cá, tôm...
Thời điểm này, không khí buôn bán ở các cửa hàng ngư cụ khá trầm lắng.
Trong ký ức của người nông dân Nam bộ, mùa nước nổi mang theo lượng phù sa đổ về sông ngòi, đồng ruộng. Kèm theo đó là một lượng tôm, cá cũng theo con nước “di cư”. Đó còn là mùa vui của ngư dân với những mẻ cá, tôm đầy ắp. Hay trên những cánh đồng ngập nước là xuồng, ghe chở đầy ngư cụ chạy dọc các cánh đồng rợp vàng bông điên điển, bông súng đồng... Nhưng ngày nay, những hình ảnh đó chỉ còn trong ký ức của nông dân.
Mấy ngày nay, chạy dọc các cánh đồng ngập nước, chúng tôi lại được thấy hình ảnh nông dân trên những chiếc xuồng, ghe với cái nghề câu, lưới mưu sinh. Có lẽ do mới vào đầu mùa nước nổi nên chưa có nhiều người hăng hái đánh bắt thủy sản tự nhiên. Dừng chân ở một cánh đồng trên địa bàn xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, chúng tôi dùng một chiếc xuồng để bơi ra xa các thửa ruộng gặp gỡ với những người nông dân đang thả lưới. Đang lui cui gỡ con cá trê đồng dưới cái nắng chiều oi bức, chị Nguyễn Kim Thắm, ở ấp 12, xã Vị Trung, vui vẻ bắt chuyện: “Thấy con nước tràn bờ, tôi mang lưới ra giăng nhưng dính rất ít cá. Bữa nay, được con cá trê này là hên đó, chứ thường thì lưới ba màng tôi chỉ bắt được cá rô, cá mè vinh... Mấy năm trở lại đây, năm nào nhà tôi cũng giăng lưới kiếm cá ăn trong mùa lũ, nhưng lượng cá mùa nước nổi mỗi năm một ít. Giờ chỉ mới đầu mùa, hy vọng đến cao điểm mùa lũ về sẽ đánh bắt được nhiều cá hơn”.
Bên cạnh chiếc xuồng của chị Thắm, chúng tôi được tiếp chuyện với một ngư dân có tên Hai Chánh, chạc tuổi trên 60. Được biết, đánh bắt cá mùa nước nổi để bán là công việc chính giúp ông có thêm thu nhập. Vốn chuyên nghề đặt dớn, đầu mùa nước nổi này mỗi ngày ông chỉ kiếm được khoảng 100.000 đồng. Lượng thủy sản đánh bắt được cũng chỉ hơn 3kg/ngày, chủ yếu là cá, tép…
“Bây giờ ngẫm lại, tôi thèm “sống lại” cái thời trai tráng. Mùa nước nổi hồi đó, ai cũng khoái đi ra đồng bắt cá bắt tôm. Đi dở dớn rồi tiện thể xách rổ ra ruộng hái bông điên điển, bông súng đồng về nấu canh chua là ăn hết cơm, hết gạo. Còn bây giờ, cá thì ít, các loại rau mùa nước nổi phải mua chứ đâu dễ tìm… Năm nay, chắc tận dụng dớn cũ để đặt xuống ruộng chứ không mua thêm nữa. Đợi khi vào đỉnh lũ xem lượng cá ngoài tự nhiên nhiều hay ít rồi tôi mới tính tiếp”.
Có lẽ do mới bước vào đầu mùa nước nổi nên những người làm nghề giăng câu, thả lưới chưa vội sắm sửa ngư cụ đánh bắt cá. Vì thế mà thị trường ngư cụ ở các chợ trên địa bàn tỉnh lúc này khá trầm lắng. Chị Trần Thị Quyên, chủ cơ sở câu lưới Út Quyên, ở ấp Hòa Quới A, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, cho hay: “Khoảng hơn 1 tháng nay, chỉ lúc nào mưa nhiều mới có đông người đến mua ngư cụ. Mặt hàng bán chạy nhất là lưới các loại. Đầu mùa, một số nơi nước còn chưa ngập đồng nên sức mua câu, lưới chưa tăng. Mỗi ngày, cơ sở của tôi bán chừng vài chục tay lưới các loại. Nhiều người đi ngang đặt hàng hoặc mua trước đem về, chờ nước lên nhiều là giăng. Tôi đoán năm nay khoảng cuối tháng 9 thì sức mua các mặt hàng ngư cụ mới mạnh, vì lúc đó nước mới đổ về nhiều”.
Theo nhận định từ Chi cục Thủy sản tỉnh thì nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong những năm gần đây ngày càng giảm do hoạt động khai thác tăng dần. Bên cạnh đó việc đánh bắt mang tính chuyên nghiệp hơn, với quy mô và cường độ khai thác ngày càng lớn. Tình trạng khai thác thủy sản mang tính hủy diệt như sử dụng xung điện, ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác thủy sản quanh năm, không theo mùa vụ dẫn đến các loài cá con trong giai đoạn sinh trưởng, cá bố mẹ trong giai đoạn sinh sản bị đánh bắt triệt để. Chưa kể những diễn biến bất thường của thời tiết, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá, tôm. Ngoài ra, việc đắp đập ngăn dòng chảy ở thượng nguồn, tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của thủy sản tự nhiên.
Bài, ảnh: KỲ ANH
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Xót lòng trẻ thơ đòi cha bệnh nặng quay về
- ·Khởi tố vụ án 'Tina Dương' Ninh Thị Vân Anh chiếm đoạt tài sản
- ·Sự cố khói vàng bốc cao mịt mù công ty Formosa: Sẽ xử lý nghiêm nếu có sai phạm
- ·Đơn vị sự nghiệp tự chủ được áp dụng thang bảng lương của doanh nghiệp
- ·Lão nông đam mê sáng tạo
- ·Hà Nội tăng cường thêm 300 chuyến xe trong dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Kỷ luật 2 Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam
- ·Tìm thấy thi thể người đàn ông trong căn nhà đổ sập bên sông Thạch Hãn
- ·Thu nhập cao nhờ trồng rau
- ·KBNN Ninh Thuận: Phát huy nhiều tiện ích của phần mềm kiểm soát chi lương, phụ cấp
- ·Trên quê hương đổi mới
- ·Tổng cục Dự trữ Nhà nước: Không ngừng hoàn thiện quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính
- ·Đưa quan hệ hợp tác Việt Nam
- ·Mưa lũ kinh hoàng tàn phá huyện miền núi của tỉnh Sơn La
- ·Vĩnh Hưng họp mặt giữa các huyện, thị xã, thành phố kết nghĩa
- ·Bộ Tài chính họp báo quý I/2019: Giải đáp nhiều vấn đề dư luận quan tâm
- ·Đà Nẵng: Năm 2019 sẽ nghiên cứu tổ chức lại các cơ sở y tế công lập
- ·Quyết tâm thanh lọc đội ngũ, giữ vững kỷ cương công tác cán bộ
- ·Bố mất, con khổ sở chống chọi với ung thư máu
- ·"Ngập lụt tại Chương Mỹ không do xả lũ hồ Hòa Bình"