【wap.bongdaso.vn】Tổng cục Dự trữ Nhà nước: Không ngừng hoàn thiện quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính
Do đó, công tác quản lý tài chính DTQG luôn đòi hỏi có sự đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Điều phối hiệu quả nguồn kinh phí mua hàng dự trữ
Bà Bùi Thúy Ngọc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) cho biết, những năm gần đây, công tác quản lý tài chính của đơn vị đã luôn đảm bảo đúng nguyên tắc, quy định quản lý tài chính hiện hành, tiết kiệm, hiệu quả.
Theo đó, trong 5 năm qua, Tổng cục DTNN đã thực hiện quản lý chặt chẽ, điều phối hiệu quả nguồn kinh phí mua hàng DTQG. Toàn ngành DTNN đã thực hiện hàng chục nghìn giao dịch mua/bán hàng DTQG, đảm bảo quản lý chặt chẽ, không để xảy ra thất thoát. Đặc biệt, trong điều kiện vốn mua hàng luôn trong tình trạng thiếu, không đáp ứng kịp thời nhu cầu mua theo kế hoạch, Tổng cục DTNN đã thực hiện tốt công tác điều phối nguồn tiền giữa các đơn vị DTQG trực thuộc; đồng thời chủ động vay tạm ứng tồn NSNN để đảm bảo đáp ứng vốn mua hàng (đặc biệt là vốn mua lương thực DTQG).
Bên cạnh đó, Tổng cục DTNN đã phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng DTQG và các đơn vị liên quan trình Bộ Tài chính ban hành định mức nhập, xuất, bảo quản cho nhiều mặt hàng DTQG. Hệ thống định mức mới ban hành giúp quản lý kinh phí nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG chặt chẽ, đảm bảo tính chủ động của các bộ, ngành và các đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ quản lý hàng DTQG. Riêng đối với kinh phí nhập, xuất, bảo quản các mặt hàng, Tổng cục DTNN đã ban hành các quyết định quy định chi tiết mức chi cho các nhóm nội dung chi nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ do đơn vị trực tiếp quản lý. “Các văn bản này đã hỗ trợ việc quản lý kinh phí nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG chặt chẽ, hiệu quả, số kinh phí tiết kiệm tăng cao”.
Cũng theo bà Ngọc, tính từ năm 2013 đến nay, tổng số tiền tiết kiệm từ phí nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG do Tổng cục DTNN trực tiếp quản lý chiếm khoảng 30% tổng kinh phí nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG theo định mức quy định. Số kinh phí tiết kiệm này đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất của ngành DTNN.
Ngoài ra, thực hiện chế độ tự chủ, Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN đã phân bổ giao dự toán để thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chủ động hơn trong công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chủ động sử dụng kinh phí được giao để hoàn thành nhiệm vụ… “Do được tự chủ sử dụng kinh phí được giao nên lãnh đạo, cũng như cán bộ công chức đã quán triệt sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả hơn, không còn tình trạng “chạy” kinh phí còn dư cuối năm để chi tiêu cho hết, mặc dù việc chi tiêu đó chưa thực sự cần thiết”, bà Ngọc nói.
Đẩy mạnh khoán biên chế và chi phí quản lý
Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020 đã nêu rõ mục tiêu: “Tăng cường tiềm lực DTQG, đảm bảo đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP. Sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh…”. Để thực hiện chiến lược này thì nguồn lực từ NSNN bố trí cho công tác quản lý DTNN chắc chắn sẽ ngày càng tăng so với trước đây. Do đó, công tác quản lý tài chính DTQG cần phải có sự đổi mới, hoàn thiện cho phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Đứng trước nhiệm vụ đó, bà Bùi Thúy Ngọc cho biết, thời gian tới, Tổng cục DTNN sẽ thực hiện triệt để phương thức cấp phát, sử dụng NSNN theo dự toán được duyệt; đồng thời mở rộng phạm vi, đối tượng thực hiện phương thức cấp phát đối với đơn vị thực hiện khoán biên chế và quản lý hành chính; quản lý cấp phát theo kết quả đầu ra của công việc,... Thực hiện phương thức này, việc kết hợp giữa quản lý cấp phát, kiểm soát chi theo dự toán và khoán chi sẽ ngày càng nhuần nhuyễn hơn, tạo ra cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra thay vì quản lý theo đầu vào như hiện nay.
Bên cạnh đó, Tổng cục DTNN đẩy mạnh việc khoán biên chế và chi phí quản lý hành chính cho các đơn vị trực thuộc; tạo quyền chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, nhằm mục đích tiết kiệm và tăng thu nhập cho người lao động trong đơn vị.
Tuy nhiên, theo Phó Tổng cục trưởng Bùi Thúy Ngọc, trước mắt, Tổng cục DTNN sẽ nâng cao hiệu quả, giảm chi phí, thực hành tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế. Trong đó, việc quan trọng là rà soát lại toàn bộ bộ máy quản lý, chức năng, loại bỏ sự chồng chéo, trùng lặp về nhiệm vụ cho bộ máy được tinh gọn, giúp cho việc phân định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan, của đơn vị tập thể, của cá nhân tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng công việc…
An Nhi
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Kéo dài thời gian thí điểm dịch vụ Mobile Money đến hết năm 2024
- ·Bia Sài Gòn khánh thành dự án trung tâm phân phối tại TPHCM
- ·Nga đề ra chiến lược quốc gia phát triển trí tuệ nhân tạo
- ·Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- ·1C Skills Camp Hackathon Hanoi 2023
- ·Hàng triệu tài khoản Gmail sẽ bị xóa, Huawei tiết lộ thử nghiệm Internet vệ tinh
- ·Smic biến lệnh trừng phạt của Mỹ thành câu chuyện thành công của Trung Quốc
- ·Long An: Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nhẹ địa kỹ thuật (Geofoam) cho nền đường đất yếu
- ·Kết nối gần 300 thương hiệu công nghệ, máy móc điện tử tham gia chuỗi cung ứng
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao năng lực ứng phó sự cố thiên tai
- ·CZ, Changpeng Zhao nhận tội rửa tiền, từ chức CEO Binance
- ·97 lãnh đạo tập đoàn LG mới bổ nhiệm sinh sau năm 1970
- ·25 năm các chuyến bay thương mại của Việt Nam luôn đảm bảo an toàn
- ·Samsung nâng mức đầu tư cho dự án Innovation Campus
- ·URC Việt Nam trao hơn 2.000 phần trung thu đến quỹ bảo trợ trẻ em
- ·Chủ động diễn tập phương án ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Đài truyền thanh thông minh phủ sóng xã, phường An Nhơn, giảm nghèo về thông tin