【xem bong da ngoai hang anh】Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo về Hiệp định RCEP
Các nhà lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tácra tuyên bố chung về RCEP. |
Lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN và 5 nước đối tác đã ra tuyên bố chung về Hiệp định Đối tác Kinh tếToàn diện Khu vực (RCEP) trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) lần thứ 4:
Chúng tôi,ênbốchungcủacácnhàlãnhđạovềHiệpđịxem bong da ngoai hang anh những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, đã họp vào ngày 15/11/2020 thông qua hình thức trực tuyến, nhân dịp Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 4.
Chúng tôi vui mừng chứng kiến việc ký Hiệp định RCEP, trong bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có do đại dịch virus Corona 2019 (COVID-19) gây ra.
Trước tác động tiêu cực của đại dịch đối với nền kinh tế cũng như đối với cuộc sống và sự an toàn của người dân, việc ký Hiệp định RCEP thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của chúng tôi trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế, phát triển toàn diện, tạo việc làm và tăng cường chuỗi cung ứng khu vực cũng như ủng hộ một thỏa thuận thương mại và đầu tưtự do, toàn diện, dựa trên luật lệ.
Chúng tôi nhận thấy Hiệp định RCEP là giải pháp cấp bách để ứng phó với đại dịch COVID-19 của khu vực và trong việc xây dựng khả năng tự cường thông qua quá trình phục hồi kinh tế bền vững hậu đại dịch.
Chúng tôi ghi nhận Hiệp định RCEP là một thỏa thuận thương mại khu vực lớn chưa từng có với sự giao hòa đa dạng của các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và kém phát triển.
Là một hiệp định với thị trường 2,2 tỷ người dân chiếm 30% dân số thế giới, tổng GDP 26.200 tỷ USD, tương đương 30% GDP toàn cầu và chiếm gần 28% thương mại toàn cầu (dựa trên số liệu năm 2019), chúng tôi tin rằng Hiệp định RCEP là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, thể hiện một bước tiến quan trọng hướng tới một khuôn khổ luật lệ lý tưởng cho thương mại và đầu tư toàn cầu.
Chúng tôi cũng ghi nhận rằng Hiệp định RCEP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tham vọng nhất do ASEAN khởi xướng, góp phần nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN trong khuôn khổ khu vực và tăng cường hợp tác giữa ASEAN và các nước đối tác.
Hiệp định RCEP, là một hiệp định hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và mang lại lợi ích cho tất cả các bên, với 20 chương bao gồm các lĩnh vực và nguyên tắc chưa từng có trong các hiệp định thương mại tư do trước đây giữa ASEAN và các nước Đối tác.
Bên cạnh các điều khoản cụ thể về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư, Hiệp định RCEP còn bao gồm các Chương về Sở hữu trí tuệ, Thương mại điện tử, Cạnh tranh, Doanh nghiệpnhỏ và vừa (SMEs), Hợp tác kinh tế và kỹ thuật và Mua sắm của chính phủ. Chúng tôi tin tưởng rằng Hiệp định RCEP, với mức độ cam kết tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, chắn chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong khu vực đặc biệt về khả năng tiếp cận thị trường.
Chúng tôi nhất trí rằng toàn bộ cơ hội và tiềm năng của Hiệp định RCEP chỉ được có thể hiện thực hóa khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi giao quan chức các nước đẩy nhanh thủ tục phê chuẩn trong nước để Hiệp định sớm có hiệu lực, khi ít nhất 6 (sáu) Quốc gia Thành viên ASEAN và 3 (ba) nước Đối tác gửi văn kiện phê chuẩn đến Cơ quan lưu chiểu theo quy định của Hiệp định. Chúng tôi cũng giao các Bộ trưởng phát triển RCEP thành một nền tảng cho đối thoại và hợp tác về các vấn đề kinh tế và thương mại ảnh hưởng đến khu vực, đồng thời báo cáo chúng tôi thường xuyên.
Chúng tôi cam kết đảm bảo rằng Hiệp định RCEP là một hiệp định mở và toàn diện. Ngoài ra, chúng tôi đánh giá cao vai trò của Ấn Độ đối với Hiệp định RCEP và khẳng định lại rằng Hiệp định RCEP vẫn mở cửa cho Ấn Độ tham gia.
Việc tham gia của Ấn Độ vào Hiệp định RCEP sẽ được hoan nghênh, với tư cách là một trong 16 quốc gia ban đầu tham gia đàm phán Hiệp định RCEP từ năm 2012 và có tầm quan trọng chiến lược trong việc tăng cường và mở rộng chuỗi giá trị khu vực. Trên tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh Tuyên bố cấp Bộ trưởng về việc tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực của Ấn Độ được thông qua bởi các Bộ trưởng RCEP, kèm theo Tuyên bố chung này.
(责任编辑:Thể thao)
- ·TPHCM công bố đường dây nóng phản ánh hành vi thu lợi bất chính trong dịch bệnh
- ·Giá xăng dầu hôm nay 23/9: Tiếp tục đi lên
- ·Cô gái 9X khởi nghiệp từ gà ủ muối, thu lãi 70 triệu đồng mỗi tuần
- ·Cùng phối hợp để hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam
- ·Giá vàng trong nước và thế giới đảo chiều tăng trở lại
- ·Đơn hàng da giày tăng 10
- ·Ban hành Nghị định về điều lệ và tổ chức hoạt động của SCIC
- ·EVN tham gia triển lãm ‘Khát vọng Việt Nam’
- ·Ngành điều tập trung nguồn lực, đặt mục tiêu tăng năng suất
- ·Kết quả Kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan tại khu vực miền Nam
- ·Tất bật trên công trình đường Vành đai TP.Tân An
- ·Kim ngạch có thuế tại Hải quan Hải Phòng giảm 19,4%
- ·Giải ngân các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tăng
- ·'Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam, chứng khoán diễn biến tích cực'
- ·EVFTA – ‘đòn bẩy’ thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU
- ·Lãnh đạo Hải quan Bắc Ninh tiếp xã giao đoàn chuyên gia Hải quan Cuba
- ·Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Hải quan Lào Cai đạt hơn 714 triệu USD
- ·Bình Thuận: Nộp ngân sách 2,3 tỷ đồng từ xử lý vi phạm thương mại
- ·Các chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2022
- ·Tài trợ 800.000 USD ứng phó dịch bệnh mới nổi ở Việt Nam