【keo chap 3/4】“Quét sạch” hơn 860 tỷ đồng, không thể lơ là thiên tai nửa cuối năm
Thiệt hại trên 868,5 tỷ đồng
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (Ban Chỉ đạo): Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 14 loại hình thiên tai bao gồm: 2 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới, 88 trận dông, lốc sét, 7 trận lũ quét, sạt lở đất, 7 đợt gió mạnh trên biển, 4 đợt rét đậm, rét hại,…
Trong đó, đặc biệt là đợt rét từ ngày 28/1- 7/2 có nhiệt độ xuống rất thấp dưới 30 độ C; mưa đá, dông lốc trên diện rộng từ 14-15/4. Ngoài ra, lũ quét, sạt lở đất từ ngày 23- 26/6 tại các tỉnh miền núi gây thiệt hại lớn về người và tài sản và đợt nắng nóng từ ngày 28/6-8/7 với nhiệt độ cao nhất đã ghi nhận được là 41,6 độ C tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa, 40 độ C tại Sơn Tây, Hà Nội.
Thiên tai trong nửa đầu năm đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng với 75 người chết và mất tích, 48 người bị thương; 509 nhà bị đổ, sập, 12.571 nhà bị hư hại, tốc mái và 1.964 nhà bị ngập nước... Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính trên 868,5 tỷ đồng.
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2018 và đánh giá rút kinh nghiệm công tác phòng chống thiên tai trong đợt lũ quét cuối tháng 6 tại các tỉnh miền núi phía Bắc, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngày từ đầu năm, Ban chỉ đạo đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đáng chú ý, công tác truyền thông nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cộng đồng, huy động nguồn lực, sự tham gia của toàn xã hội đã được triển khai mạnh mẽ, đa dạng qua các phương thức truyền thông như trên truyền hình, phát thanh, loa truyền thanh cơ sở, trang tin điện tử (với trên 3,3 triệu lượt truy cập), facebook (với gần 100.000 người theo dõi), tài liệu video, tờ rơi, bản tin…
Tuy vậy, ông Hoài cũng thừa nhận, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ đạo, các thành viên Ban chỉ đạo cũng còn một số tồn tại như: Việc tham gia hoạt động của Ban chỉ đạo của một số thành viên rất hạn chế (thậm chí có thành viên vắng mắt trong hầu hết các cuộc họp kể cả các cuộc họp sơ kết, tổng kết cũng như họp chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai khẩn cấp). Ngoài ra, khâu điều phối, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai của các bộ, ngành còn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ còn rời rạc, sự phối hợp, hiệp đồng chưa chặt chẽ…
Chuyên nghiệp hóa Ban chỉ đạo địa phương
Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia nhận định: Từ nay đến hết năm sẽ có khoảng 8-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông (tương đương so với trung bình nhiều năm) và khoảng từ 4-5 cơn ảnh hưởng trực đến đất liền nước ta (trung bình nhiều năm khoảng 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp). Hoạt động của bão chiếm tần suất cao hơn trung bình nhiều năm ở phần phía Bắc Biển Đông.
Những tháng cuối năm 2018, nhiều khả năng hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía nam Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực phía nam nước ta không nhiều như năm 2016 và 2017.
Nửa cuối năm, ngoài bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, gió mạnh khi ảnh hưởng đến đất liền, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia thông tin thêm: Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm sẽ còn nhiều khả năng xảy ra trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt các hiện tượng dông lốc, mưa đá, mưa lớn cục bộ, lũ quét và sạt lở đất ở các khu vực xung yếu ở các tỉnh vùng núi phía bắc, các khu vực có địa hình dốc và thảm thực vật yếu.
Để sẵn sàng chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản, ông Trần Quang Hoài cho rằng cần chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với các tình huống thiên tai, nhất là các tình huống thiên tai lớn trên cấp 3; chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện cảnh báo, hướng dẫn tới tận người dân phòng chống thiên tai bằng các hình thức đa dạng, thiết thực, gần gũi với cộng đồng.
Xung quanh câu chuyện phòng chống thiên tai, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Thiên tai diễn ra ngày càng khốc liệt, dị thường, không chừa một vùng nào, từ nông thôn đến thành thị, từ miền biển đến vùng núi…
“Chưa có năm nào mà thời tiết lạnh và khô đến mức độ vải và nhãn đậu quả sai, được mùa đến thế, khi nóng thì cũng rất căng thẳng. Năm nay đã tháng 6 rồi mà vừa qua vẫn diễn ra mưa liên tục 4-5 ngày ở toàn miền núi phía Bắc... Đây là những vấn đề không hề đơn giản, cần hết sức cảnh giác, không thể chủ quan được. Một điểm nữa là xuất phát từ những tổn thương về hạ tầng, kinh tế thời gian qua nên nếu hiện nay thiên tai diễn ra gây thiệt hại ở bất kỳ địa phương nào cũng rất nguy hiểm. Năm nay thiên tai có nguy cơ khá kinh khủng, gây thiệt hại lớn chứ không hề đơn giản”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Để ứng phó tốt với tình hình thiên tai, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị cơ quan dự báo khí tượng thủy văn Trung ương phải tăng cường năng lực, thiết bị; phối hợp chặt chẽ với các trung tâm nghiên cứu khí tượng thủy văn của nước ngoài…
Đáng chú ý, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các địa phương chuyên nghiệp hóa các Văn phòng thường trực, kiện toàn lại điểm này. “Văn phòng thường trực cần có đầy đủ điều kiện, cơ sở vật chất, rà soát lại kế hoạch, chương trình, nguồn nhân lực, đặc biệt là phương châm “4 tại chỗ”… Nhiều địa phương thống kê thiệt hại do thiên tại chiếm từ 1-1,5% GDP cho nên không có tỉnh nào có thể biện lý do tỉnh nghèo mà không hoàn thiện, chuyên nghiệp được”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hãng taxi Vinasun lỗ nặng vì Covid
- ·Chỉ thị 27
- ·Phường Chánh Phú Hòa: Vận động hơn 65 triệu đồng trợ giúp người nghèo
- ·Thương người như thể thương thân
- ·Việt Nam tăng điểm, xếp thứ 70 toàn cầu về môi trường kinh doanh
- ·Bù Đốp nỗ lực phát triển đảng viên mới
- ·Bắt đối tượng giấu ma túy trong bao thuốc lá
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ankara, bắt đầu thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ
- ·10 xu hướng túi xách thu đông 2024
- ·Đầu tư xây dựng công viên cây xanh từ quỹ đất công
- ·Hàng loạt thuê bao di động Vinaphone vô cớ bị khóa 2 chiều, khách hàng bức xúc
- ·Phường Mỹ Phước: Khai thác hiệu quả thế mạnh
- ·Giao thông công cộng trên địa bàn được chú trọng đầu tư
- ·Nữ chuyền trưởng năng động
- ·Người dân Thủ Thiêm bật khóc, ngất xỉu ngay tại hội trường tiếp xúc cử tri
- ·Bảo tồn nét đẹp văn hóa
- ·Hấp dẫn chương trình văn nghệ tuyên truyền an toàn giao thông
- ·Khai giảng lớp trung cấp lý luận chính trị hệ tập trung, khóa 147
- ·Cô Tô: Các hoạt động đã trở bình thường sau nhiều ngày bị cô lập do mưa bão
- ·Huyện đoàn Bàu Bàng: Đa dạng các hoạt động phòng dịch nCoV