【kêt qua laliga】Tài sản tỷ USD, ghế nóng trong tay thế hệ 2
Người trẻ cầm lái con thuyền tỷ USD
Các tập đoàn tư nhân Việt Nam tiếp tục bứt phá trong năm khó khăn 2021. Trong đó,àisảntỷUSDghếnóngtrongtaythếhệkêt qua laliga không ít doanh nghiệp quy mô tỷ USD được chèo lái bởi những gương mặt doanh nhân trẻ, mới nổi lên. Một lớp doanh nhân thế hệ 2 đang gánh vác khối kinh tế tư nhân năng động.
CTCP Thiết bị điện Gelex (Gelex Electric) - công ty con thuộc Tập đoàn Gelex của chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn - vừa hoàn thành thủ tục đăng ký công ty đại chúng. Một công ty quy mô tỷ USD thuộc Tập đoàn Gelex sắp trình làng. Với bước đi này, doanh nhân 8x nhiều khả năng sẽ ghi nhận khối tài sản tăng vọt khi đã sở số cổ phiếu trị giá hơn 8.000 tỷ đồng và sớm lọt top những người giàu nhất trên TTCK Việt Nam ngay đầu năm mới.
Vài năm qua, Gelex liên tục thâu tóm các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực dây, cáp điện, thiết bị điện và mở rộng thêm sang các ngành nghề kinh doanh tiềm năng khác, trong đó có hạ tầng, logistics, bất động sản và đầu tư thâu qua M&A và gần đây là lĩnh vực điện gió, với mục tiêu sở hữu các nhà máy phát điện với tổng công suất 500 MW vào năm 2025.
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch Gelex. |
Ông Lê Viết Hải (60 tuổi), người sáng lập, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) gần đây đã rời vị trí người đứng đầu Ban điều hành, chuyển giao trọng trách này cho con trai, Lê Viết Hiếu(1992).
Ông Hiếu thuộc nhóm lãnh đạo DN trẻ nhất trên sàn chứng khoán. Nhưng 29 cũng là độ tuổi mà ông Lê Viết Hải đã thành công với DN quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng.
Như nhiều doanh nhân trẻ khác, ông Lê Viết Hiếu có học vấn cao, được đào tạo học tập bài bản ở nước ngoài (Đại học California Polytechnic), có thời gian làm việc ở nhiều vị trí khác nhau. Ông có 2 năm làm chuyên viên tín dụng DN thuộc Ngân hàng Shinhan Việt Nam. Sau đó, ông giữ vị trí Giám đốc Phát triển thị trường nước ngoài và Phó TGĐ đối ngoại khu vực miền Bắc tập đoàn này. Sau đó, ông về Việt Nam kế nghiệp con đường kinh doanh của gia đình.
CEO Đoàn Văn Hiểu Em là người Việt Nam trẻ nhất giữ vị trí TGĐ của một công ty tỷ USD như Thế Giới Di Động (MWG). Ông Hiểu Em chịu áp lực từ cái bóng rất lớn của ông Nguyễn Đức Tài và Trần Kinh Doanh. Tuy nhiên, sau 2 năm, CEO sinh năm 1984 đã giúp MWG tăng gấp đôi thị phần, bất chấp biến động dữ dội vì dịch bệnh Covid-19. Doanh thu năm 2020 của MWG vẫn tăng hơn 1 tỷ USD so với 2019, đạt gần 5 tỷ USD.
Còn tại Masan, sau nhiều năm “cầm cương” đế chế tiêu dùng số 1 Việt Nam, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã giao lại cho ông Danny Le giữ chức vụ TGĐ.
Ông Danny Le đã có 10 năm làm việc tại tập đoàn này và ghi dấu ấn nổi bật trong các thương vụ M&A và huy động vốn ngoại cho tập đoàn như thương vụ sáp nhập Masan Nutri-Science vào Masan, là người thiết lập nền tảng Feed-Farm-Food... Hàng tỷ USD được hút về cho Masan trong vài năm qua, giúp DN này bứt phá mạnh mẽ.
Mặc dù rất trẻ nhưng không ít doanh nhân đang gánh trên vai những tập đoàn hàng đầu của nền kinh tế Việt và ghi dấu những thành công không hề thua kém các doanh nhân thế hệ trước đó. Đây là tín hiệu tích cực cho cộng đồng DN và các cổ đông.
Ông Danny Le, CEO Tập đoàn Masan. |
F2: Toàn cầu hóa và số hóa
Cộng đồng DN Việt, đặc biệt ở nhiều tập đoàn lớn,những năm qua chứng kiến sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo một cách mạnh mẽ nhưng cũng đầy thận trọng.
Việc lựa chọn người gia đình hay người ngoài cho vị trí lãnh đạo DN phụ thuộc vào nhiều yếu tố và là quyết định của các cổ đông. Nhưng tiêu chí được ưu tiên hàng đầu là chọn người phù hợp nhất để triển khai chiến lược của công ty.
Nhân sự trẻ được xem là động lực mới cho DN trong thời kỳ kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới và cuộc đua chuyển đổi số mạnh mẽ.
Người sáng lập Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang tin tưởng vào những lãnh đạo trẻ như ông Danny Le, khi nhiều doanh nhân thế hệ trước như ông cũng bắt đầu làm những việc như vậy khi còn rất trẻ. Tại Masan, từ nhiều năm trước, ông Danny Le được xem là người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược tăng trưởng cũng như trực tiếp tổ chức các giao dịch M&A, huy động vốn và tạo dựng nền tảng mới của Masan Group.
Ông Nguyễn Đăng Quang cho rằng, tài năng thì không có tuổi. Ông tin tưởng thế hệ trẻ đã sẵn sàng tiếp nhận sứ mệnh và thử thách trên 'đường chúng ta đi'.
Ông Lê Viết Hải và con trai Lê Viết Hiếu. |
Vai trò của thế hệ trẻ trong việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo ngày càng được chú trọng.
Tại SHB, con trai bầu Hiển - ông Đỗ Quang Vinh (1989) hồi cuối 2021 đã được bổ nhiệm làm Phó TGĐ Ngân hàng SHB ở tuổi 32. Vị Phó TGĐ trẻ tuổi nhất ngân hàng này được kỳ vọng là một trong những làn gió mới, giữ vai trò quan trọng trong nhiều dự án chuyển đổi số và hiện đại hóa của ngân hàng.
Với dàn lãnh đạo trẻ, có trình độ, được đào tạo học hành đầy đủ và được trải nghiệm ở những nền kinh tế phát triển và được sự hỗ trợ từ bố mẹ là những doanh nhân tài giỏi, giới đầu tư kỳ vọng DN Việt sẽ bứt phá lên tầm khu vực và thế giới.
Gần đây, nhiều công nghệ mới được áp dụng, các ngân hàng trong đó có SHB đã triển khai số hóa từ hành trình khách hàng, hành trình mở thẻ tín dụng cho tới các hành trình khách hàng đi theo các nhu cầu giao dịch ngân hàng hàng ngày (daily banking), bảo hiểm (bancassurance), đầu tư (weath management)...
Ông Trần Hùng Huy (con trai nguyên Phó Chủ tịch ACB Trần Mộng Hùng) là người đảm nhận vị trí chủ tịch vào độ tuổi trẻ nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, khi mới 34 tuổi.
Sinh năm 1978, ông Huy khi đó là phương án thay thế tạm thời để yên lòng cổ đông trước những biến động nhân sự của ACB. Nhưng sau 10 năm ngồi vị trí “thuyền trưởng”, ông Huy đã đưa ngân hàng này vượt qua khó khăn, ấy lại vị thế nhà băng nằm trong top đầu tại Việt Nam và là người đẩy mạnh quá trình số hóa ngân hàng.
Hiện ông Trần Hùng Huy sở hữu gần 93 triệu cổ phiếu ACB, trị giá khoảng 3.300 tỷ đồng. ACB báo lợi nhuận năm 2021 tăng 25%, dù trích dự phòng gấp 3,5 lần.
Giới đầu tư cũng chứng kiến những cái tên doanh nhân thế hệ 2 nổi bật như bà Lê Thu Thủy, CEO của Ngân hàng SeaBank; ông Đặng Hồng Anh tại Sacomreal; bà Đặng Huỳnh Ức My tại đế chế mía đường nhà ông Đặng Văn Thành; Đô Minh Đức tại Doji.
M. Hà
9X nắm ghế nóng quyền lực: Cuộc chinh phục của thiếu gia, ái nữ
Đại dịch Covid-19 khiến các DN lớn nhỏ gặp khó khăn, song đây cũng là lúc nhiều thiếu gia, ái nữ nhà đại gia bước vào thương trường. Thế hệ 2 doanh nhân Việt hứa hẹn sẽ đóng góp nhiều cho nền kinh tế.
(责任编辑:World Cup)
- ·Ái tình tội lỗi của bác và cháu dâu…
- ·Bộ ảnh dễ thương 'vô đối' của 2 nhóc tỳ nhà Hồ Ngọc Hà
- ·TP. Hồ Chí Minh: Hơn 5,5 triệu người đã được tiêm vắc
- ·Ba món ăn lai rai trong ngày giúp tóc hết bạc
- ·Chạy theo người tình, giờ lại muốn về với chồng con
- ·Jennifer Phạm: 'Ghen là hương vị, nhưng đừng để làm thiêu đốt tình yêu'
- ·SHB dành nhiều ưu đãi cho khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ
- ·Mỹ phẩm và dược phẩm khác nhau thế nào?
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm tại TP.HCM
- ·Hiệu ứng Trump sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chứng khoán Việt
- ·Hãy nói với vợ: “Đừng ghen với em nữa!”
- ·Triển lãm sách trực tuyến kỷ niệm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
- ·Mua ngay kẻo lỡ: Tiết kiệm 70 triệu đồng khi ‘tậu’ VinFast Fadil trước 1/9
- ·Nhan sắc chưa son phấn của Tiên Nguyễn
- ·Inox Kim Nguyên: Xưởng đóng xe bánh mì chất lượng cao
- ·Ba món ăn vặt giúp giảm mỡ nội tạng
- ·FastGo sắp ra mắt dịch vụ gọi trực thăng trên điện thoại thông minh
- ·HABECO cho ra mắt cặp sản phẩm bia đẳng cấp Hanoi Bold và Hanoi Light
- ·Đường dẫn vào 03 cầu trên ĐT827E sẽ khởi công trong năm 2025
- ·Tổng thu ngân sách đã xấp xỉ 90% dự toán