【kết quả vô địch quốc gia úc】Kỷ nguyên FTA mới và định hình các tiêu chuẩn mới
Làn sóng dân túy không chỉ phản đối hợp tác EU về nguyên tắc mà còn ăn mòn các quy tắc của hệ thống thương mại dựa trên các quy tắc. Ở khía cạnh tích cực hơn,ỷnguyênFTAmới vàđịnhhìnhcáctiêuchuẩnmớkết quả vô địch quốc gia úc đây được coi là thời điểm EU đưa ra một chương trình nghị sự đầy tham vọng để tìm cách đẩy nhanh xu hướng được định hình lại thương mại. Chính trong bối cảnh đầy bất ổn sẽ cho thấy các quốc gia cố gắng tìm kiếm đối tác đáng tin cậy. Người tiêu dùng và doanh nghiệp châu Âu sẽ được hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đó là lý do tại sao EU sẽ tìm cách dẫn dắt kỷ nguyên mới này bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho thỏa thuận thương mại song phương.
EU đã thực sự là một người khổng lồ thương mại. Mặc dù chỉ chiếm 7% tổng dân số thế giới, thị phần xuất khẩu toàn cầu và nhập khẩu ở mức 16%, hơn 40 FTA hiện nay trải rộng trên hơn 70 thị trường, mang lại cho các công ty châu Âu khả năng tiếp cận thị trường và ưu đãi. Các FTA gần đây bao gồm cả các nền kinh tế lớn phát triển, như Nhật Bản và Canada, cũng như các thị trường mới nổi năng động như Mexico và Việt Nam.
Các thỏa thuận này không chỉ loại bỏ các rào cản truyền thống, chẳng hạn như thuế quan, mà còn thúc đẩy thương mại dịch vụ và tiêu chuẩn cao về lao động và bảo vệ môi trường. Điều này quan trọng bởi vì các thỏa thuận thương mại toàn diện hơn có xu hướng tạo ra lợi ích lớn hơn. Cứ một trong bảy việc làm của EU phụ thuộc vào xuất khẩu. Và khoảng một nửa của các công ty châu Âu theo khảo sát của HSBC năm ngoái xem xét các FTA để có lợi cho kinh doanh của họ. Thỏa thuận EU - Nhật Bản gần đây là một trường hợp điển hình. Thỏa thuận lớn nhất thế giới này đã bắt đầu “cất cánh”, với xuất khẩu nông nghiệp của EU, bao gồm thịt lợn, rượu vang và phô mai, tất cả đều tăng đáng kể kể từ khi thỏa thuận có hiệu lực vào tháng 2.
Trong thập kỷ tới, khoảng 70% tăng trưởng toàn cầu sẽ đến từ các quốc gia đang nổi lên. Đó là lý do tại sao tập trung vào các thị trường mới nổi sẽ đầy hứa hẹn. Đặc biệt là ở châu Á. FTA của EU với Việt Nam gần đây cung cấp một khuôn mẫu là thỏa thuận tham vọng nhất của EU với một nền kinh tế mới nổi. Các thành viên ASEAN khác là những ứng cử viên cho các thỏa thuận tương tự. Điều này có thể giúp hướng tới một thỏa thuận EU-ASEAN ở giai đoạn sau. Tương tự như vậy, hoàn thành nhanh chóng của một thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc, đang đàm phán kể từ năm 2013, có thể mở ra cơ hội đáng kể. Ngoài ra, các nhà đàm phán sẽ ưu tiên thương mại kỹ thuật số. Cuộc đàm phán đã bắt đầu giữa 76 thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới vào khởi động lại bộ quy tắc thương mại kỹ thuật số. Nếu được khai thác một cách đúng đắn, số hóa và lưu chuyển dữ liệu qua biên giới có thể thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu. Là nhà giao dịch phụ thuộc nhiều dữ liệu nhất thế giới, châu Âu sẽ được hưởng lợi từ kết quả thành công.
Việc đưa các tiêu chí bền vững vào các hiệp định thương mại có thể đảm bảo rằng thương mại vẫn giữ vai trò chủ đạo. Một đặc điểm nổi bật trong FTA của EU là nhấn mạnh vào việc bảo vệ tiêu chuẩn môi trường và cân nhắc sự thay đổi khí hậu. Ví dụ, thỏa thuận thương mại với Nhật Bản là hiệp định đầu tiên của EU bao gồm một cam kết cụ thể của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Và với việc các đảng Xanh đã giành được số ghế lớn nhất từ trước đến nay trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu gần đây, việc nâng cao tính bền vững có thể giúp quốc hội chấp thuận các thỏa thuận thương mại trong tương lai. Các hiệp định tương lai sẽ tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy việc trao đổi kiến thức và công nghệ cần thiết cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.
Thử nghiệm thực sự của bất kỳ thỏa thuận thương mại nào là mức độ mà các doanh nghiệp sử dụng. Trong khi chỉ có khoảng 1/4 các công ty sử dụng toàn bộ FTA trên toàn cầu, thì đối với xuất khẩu của EU, ước tính là gần 3/4. Bằng cách đẩy nhanh xu hướng định hình lại thương mại, châu Âu thời gian tới sẽ ưu tiên các thị trường mới nổi, số hóa và bền vững để củng cố vị thế của EU như một đối trọng với chủ nghĩa bảo hộ. Vì vậy, ngay cả trong trường hợp tồi tệ nhất của sự gián đoạn nghiêm trọng đối với hệ thống toàn cầu, các công ty EU vẫn có thể tiếp tục trao đổi hàng hóa và dịch vụ với thế giới. Việc thực thi thành công cách tiếp cận này có thể mang luồng gió mới cho các nền kinh tế châu Âu.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Tranh cãi xung quanh việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch
- ·Bộ GTVT chỉ đạo bồi thường cho các hộ nứt nhà do làm cao tốc
- ·Philippines tiếp tục là nước nhập khẩu gạo hàng đầu trong năm 2024
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Bổ nhiệm nhân sự 5 bộ, ngành
- ·OECD điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
- ·Luật Đặc khu: Đừng nghĩ làm thế nào để đỡ sợ
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·Quảng Trị kêu gọi đầu tư vào 5 dự án hơn 1.700 tỷ đồng
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Phúc Hưng Group được ‘chọn mặt gửi vàng’ tại dự án D
- ·5 quốc gia châu Âu kêu gọi EU cấm nhập khẩu ngũ cốc của Nga và Belarus
- ·Ngất ngây với vẻ hoang sơ của hòn đảo tuyệt nhất thế giới
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Thử cảm giác ‘rùng mình’ nhẹ trên những quán bar lưng chừng trời
- ·Có nên mua nhà đất trong tháng cô hồn?
- ·Mưu toan trỗi dậy của ISIS
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Bàn thông minh 4.0 kiêm tủ lạnh và dàn nhạc dành cho gia chủ yêu công nghệ