【lich thi dau cua inter miami】Việt Nam đàm phán để có vaccine phòng COVID
Pfizer đã thử nghiệm vaccine ở trẻ em. (Ảnh: TTXVN)
Việt Nam mong muốn mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-18 tuổi. Do vậy,ệtNamđàmphánđểcóvaccinephòlich thi dau cua inter miami Bộ Y tế đề xuất khoản viện trợ 13,5 triệu đô Australia trong số 40 triệu triệu đô Australia sẽ dành để mua vaccine Pfizer để tiêm cho trẻ em Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh như vậy trong cuộc làm việc riêng rẽ với các Đại sứ của Australia, Pháp và Thụy Sỹ tại Việt Nam diễn ra ngày 8/6.
Chủ đề các cuộc nói chuyện với bà Mobyn Mudie, Đại sứ Australia; ông Nicolas Warnery, Đại sứ Pháp và ông Ivo Sieber, Đại sứ Thuỵ Sỹ là về hợp tác trong công tác phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là việc tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận các nguồn vaccine phòng COVID-19.
Australia có thể cung cấp thêm vaccine cho Việt Nam
Tại các buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế cảm ơn Chính phủ các nước đã dành sự quan tâm hỗ trợ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân Việt Nam nói chung; công tác phòng chống dịch COVID-19 nói riêng, trong đó có hỗ trợ vaccine phòng COVID-19 qua cơ chế COVAX Facility - đây là nguồn tiếp cận vắc xin COVID-19 lớn nhất hiện nay của Việt Nam.
Người đứng đầu ngành y tế cũng mong muốn Chính phủ các nước tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Y tế trong cuộc họp với các đại sứ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh một trong những ưu tiên trong phòng chống COVID-19 của Việt Nam là tiếp cận sớm và rộng hơn với nguồn cung cấp vaccine phòng COVID-19. Mặc dù Bộ Y tế đã và đang nỗ lực để tiếp cận các nguồn vaccine, tuy nhiên, ông mong muốn Australia, Pháp và Thụy Sỹ tiếp tục có những quan tâm để Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các nguồn vaccine phòng COVID-19.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng chia sẻ mong muốn Chính phủ các nước trao đổi với COVAX Facility để cơ chế này sớm cung ứng các lô vaccine phòng COVID-19 tiếp theo cho Việt Nam, vì trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, Việt Nam rất cần có vaccine để tiêm cho người dân.
Các Đại sứ đều đánh giá cao những kết quả Việt Nam đã đạt được trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và nhấn mạnh sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam.
Bà Mobyn Mudie - Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết Chính phủ Australia đã dành 130 triệu triệu đô Australia thông qua cơ chế COVAX. Riêng với Việt Nam, tổng giá trị hỗ trợ chương trình vaccine của Australia cho Việt Nam là 40 triệu triệu đô Australia trong 3 năm để mua vaccine phòng COVID-19; triển khai tiêm chủng và tư vấn về chuyên môn, kỹ thuật thông qua đối tác UNICEF.
Theo bà Mobyn Mudie, Chính phủ Australia đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ để có thể cung cấp thêm vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam.
“Hiện Australia đang sản xuất vaccine phòng COVID-19 nên chúng tôi hy vọng sau nửa năm nữa có thể cung ứng vaccine trực tiếp cho Việt Nam,” bà Mobyn Mudie khẳng định.
Bà Mobyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đại sứ Australia tại Việt Nam cũng quan tâm thời gian cách ly đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 cũng như việc tiêm vaccine cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng sự hỗ trợ của Chính phủ Australia về tài chính cho công tác phòng chống dịch của Việt Nam, trong đó có tiếp cận vaccine phòng COVID-19 và hệ thống dây chuyền lạnh, tủ bảo quản lạnh cũng như xe lạnh chuyên dụng để vận chuyển vaccine là cần thiết.
Về những quan tâm của phía Australia liên quan đến cách ly và tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người nước ngoài, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long giải thích lý do Việt Nam kéo dài thời gian cách ly lên 21 ngày. Tuy nhiên, Bộ Y tế đang giao các chuyên gia và các cơ quan liên quan xây dựng hướng dẫn cụ thể.
Đối với vấn đề tiêm vaccine phòng COVID-19 cho cộng đồng người nước ngoài tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ Việt Nam mong muốn tiêm chủng cho tất cả mọi người, tuy nhiên do khan hiếm vaccine nên hiện nay ưu tiên tiêm cho người dân ở các vùng dịch, lực lượng tuyến đầu…
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay: “Các đại sứ quán có thể nhập vắc xin phòng COVID-19 theo đường phi mậu dịch để tiêm cho cộng đồng công dân nước mình đang làm việc tại Việt Nam. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ nhập khẩu, thủ tục, quy trình và kiểm định. Nếu cần, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các các cơ sở tiêm chủng miễn phí.”
Đẩy nhanh đưa 5 triệu liều vaccine Moderna về Việt Nam
Ông Ivo Siebber - Đại sứ Thuỵ Sỹ cho biết hiện tại Thuỵ Sỹ đang có những chính sách quyết liệt về vaccine cho nhu cầu trong nước đồng thời đóng góp tiền mua 3 triệu liều vaccine cho Cơ chế COVAX và hỗ trợ về kỹ thuật cho các nước đang phát triển.
Đại sứ Siebber thông tin các công ty dược của Thuỵ Sỹ tại Việt Nam đều khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là hoạt động phòng chống dịch, bao gồm cả việc tiếp cận vaccine COVID-19.
Ông Ivo Siebber - Đại sứ Thuỵ Sỹ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long mong muốn 2 công ty dược DKSH và Zuellig Pharma đẩy nhanh cung ứng vaccine cho Việt Nam. Zuellig Pharma là đơn vị được Moderna ủy quyền đưa 5 triệu liều vaccine về Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh đã trao đổi với Bộ Y tế sẽ mua cả 5 triệu liều này.
Đại sứ Siebber nhấn mạnh sẽ chuyển mong muốn của Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam về việc thúc đẩy COVAX cung ứng vaccine cho Việt Nam sớm nhất đồng thời thông tin thêm về việc công ty Zullig Pharma và DKSH sẽ làm việc tiếp tục với Bộ Y tế để tìm cách đưa vaccine Moderna về Việt Nam nhanh nhất.
Pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine
Tại cuộc làm việc với Đại sứ Pháp Nicolas Warnery, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá cao Chính phủ Pháp đã triển khai các hiệu quả chương trình phòng chống COVID-19 và tiêm chủng vaccine. Bộ trưởng bày tỏ mong muốn ngoài hỗ trợ qua cơ chế COVAX, phía Pháp cũng có những hỗ trợ khác về vaccine cho Việt Nam.
Hiện Sanofi và một số công ty dược khác của Pháp đang nghiên cứu, thử nghiệm vaccine COVID-19 giai đoạn 3, Bộ trưởng mong muốn hai bên hợp tác trao đổi, chuyển giao công nghệ để giúp Việt Nam trong phát triển, sản xuất vaccine.
Đại sứ Nicolas Warnery khẳng định mối quan hệ hợp tác y tế giữa Pháp và Việt Nam rất lâu đời với những chương trình hợp tác, hỗ trợ song phương, đa phương. Ông ghi nhận những đề xuất về tăng cường trao đổi để tiến tới chuyển giao công nghệ của Việt Nam. Các đề nghị của Việt Nam đang được phía Pháp nghiên cứu.
Đại sứ Pháp đề xuất nhập khẩu vaccine Johnson&Johnson và triển khai tiêm vaccine này cho cộng đồng người Pháp tại Việt Nam, ưu tiên trước hết cho nhóm đối tượng trên 55 tuổi.
Đại sứ Cộng hoà Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ủng hộ đề xuất nhập khẩu vaccine theo hình thức phi mậu dịch của phía Pháp. Hiện một số tổ chức quốc tế và quốc gia đã nhập khẩu theo cách thức này với thủ tục đơn giản.
Bộ Y tế cũng tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp nhập vaccine, sử dụng nguồn vaccine này để tiêm cho người lao động trong các doanh nghiệp của Pháp đầu tư ở Việt Nam. Bộ Y tế đã có văn bản gửi Johnson&Johnson và các công ty có vaccine đã được cấp phép lưu hành tại các nước, mong các đơn vị sẽ nộp hồ sơ cấp phép tại Việt Nam.
Với hình thức nhập khẩu theo các đơn hàng và sử dụng rộng rãi hơn hoặc cung cấp cho Việt Nam, Bộ trưởng khẳng định hiện quy trình nhập khẩu, thủ tục hành chính đã được Bộ Y tế cắt giảm tối đa. Trong thời gian từ 5-10 ngày, Bộ Y tế sẽ xem xét phê duyệt vaccine trong tình trạng cấp bách.
Người đứng đầu ngành y tế Việt Nam mong muốn tiếp cận nguồn vaccine COVID-19 mà Pháp đã mua nhưng không sử dụng đến và các nguồn vaccine khác để hỗ trợ cho Việt Nam.
Ngài Nicolas Warnery cho biết sẽ làm việc với các đơn vị để sớm đưa vaccine vào Việt Nam, sau đó sẽ nghiên cứu lựa chọn đối tác để thực hiện việc tiêm chủng./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- ·Chủ động cân đối nguồn lực, tập trung vốn đầu tư các công trình giao thông trọng điểm
- ·Becamex Bình Dương tái hợp với Hồ Tấn Tài
- ·TP.Bến Cát: Sôi nổi hội thao hè 2024
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Xác định hai cặp đấu tứ kết đầu tiên ở Euro 2024
- ·Ðẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về dịch vụ công trực tuyến
- ·Olympic 2024: Lịch sang Paris của các tuyển thủ Việt Nam
- ·Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- ·Dự án điện gió tác động ra sao đối với tỉnh Quảng Trị?
- ·Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- ·Cầm hòa Bình Định 1
- ·Quảng Ngãi đề xuất đầu tư 4.000 tỷ xây Hồ Thượng Sông Vệ
- ·Tương lai hợp tác Singapore
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Bình Dương sắp tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư ngành công nghệ cao, logistics
- ·Khai mạc Giải bóng đá nhi đồng tỉnh Bình Dương tranh cúp Hưng Thịnh năm 2024
- ·Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia 2024: Đại diện Bình Dương nối dài mạch bất bại
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Khi nhân dân đồng thuận