【kq ngày mai】Vì sao số ca mắc Covid
Trước tình hình số ca Covid-19 có xu hướng tăng nhanh trở lại,ìsaosốcamắkq ngày mai chiều 13/4, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí trao đổi thông tin. GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, trực tiếp trả lời hàng loạt câu hỏi từ các phóng viên.
Các ca bệnh chủ yếu ở khu vực phía Bắc
Về diễn biến số ca mắc trong tháng 4 tăng cao đột biến so với 3 tháng trước, Giáo sư Lân cho biết để đánh giá tình hình dịch Covid-19, cần dựa trên 3 yếu tố: Thứ 1 là virus SARS-CoV-2, thứ 2 là môi trường sống, hành vi của người dân và thứ 3 là các biện pháp đáp ứng.
Với virus SARS-CoV-2, biến thể Omicron vẫn đang chiếm ưu thế trên thế giới, thống kê có thể tạo ra trên 500 biến thể phụ, đặc tính lây lan nhanh nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng về tăng các ca nặng.
"Những nơi có số ca nặng tăng là do số mắc tăng tương ứng", ông Lân nói.
Với các vắc xin Covid-19, ông Lân cho biết hiệu quả của vắc xin trong phòng lây nhiễm đối với biến thể Omicron còn hạn chế, tuy nhiên vắc xin được khẳng định có hiệu quả ngăn ngừa ca nặng, nhập viện, tử vong.
Hiện nay, 90% dân số có miễn dịch do tiêm vắc xin hoặc mắc phải, điều này khiến các trường hợp khi mắc bệnh có biểu hiện nhẹ hơn, ít hoặc không triệu chứng. Với đối tượng như người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền, nguy cơ sẽ cao hơn dẫn tới nhập viện, tăng nặng, thậm chí tử vong.
Về môi trường sống, ông Lân cho biết, biến thể Omicron lây lan nhanh. Hầu hết các nước đã mở cửa, nới lỏng toàn bộ các biện pháp phòng chống, việc giao lưu đi lại sau 3 năm dịch gia tăng mạnh. Điều này tương tự ở Việt Nam. Thêm vào đó, một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan đã tiêm vắc xin, nên không thực hiện biện pháp phòng bệnh cá nhân như đeo khẩu trang, khử khuẩn.
"Số ca bệnh ở khu vực phía Bắc chiếm ưu thế, do yếu tố giao mùa thời tiết", ông Lân nói.
Tỷ lệ bệnh nhân nặng trên tổng ca mắc không tăng
Về các biện pháp phòng chống, đáp ứng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đánh giá cao sự vào cuộc để xử lý các ổ dịch. "Ở Lào Cai có 2 ổ dịch ghi nhận sự gia tăng số ca bệnh, chính quyền và lực lượng chức năng đã vào cuộc sớm, xử lý triệt để, không để lây lan. Hà Nội cũng có biện pháp triển khai mạnh mẽ để làm giảm sự lây nhiễm", ông Lân lấy ví dụ.
Ông Lân cho biết đến nay, Omicron vẫn là biến thể chủ đạo, biến thể phụ xuất hiện nhiều nhưng không làm gia tăng nguy cơ chuyển nặng.
"Tỷ lệ nặng trên tổng số ca mắc không gia tăng. Tại Việt Nam, từ ngày 1/4 đến nay, tỷ lệ nặng trên số ca mắc thấp hơn so với tháng 3", vị chuyên gia khẳng định.
Với số mắc hiện nay, nếu đánh giá về sơ bộ về cấp độ dịch tại từng địa phương, ông Lân cho biết tất cả “đang màu xanh”, có nghĩa là không vượt qua cấp độ 1. “Số ca mắc tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát”, ông Lân khẳng định.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Y tế cho rằng trong bối cảnh hiện nay, cần theo dõi sát các số liệu, đề nghị các tỉnh, thành phố đẩy mạnh tăng cường rà soát cấp độ dịch và công bố rõ ràng để người dân biết và phòng chống. Cấp độ dịch này có ý nghĩa, ở cấp xã, phường, phát hiện sớm nhất, khoanh vùng hiệu quả nhất, xử lý dịch tại nguồn để không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, xã hội. Điều đó phụ thuộc lớn vào các địa phương, tránh sự hoang mang cũng như chủ quan của người dân.
Tập trung bảo vệ tối đa đối tượng nguy cơ cao
Theo ông Lân, theo dự báo của các nhà khoa học và Tổ chức Y tế Thế giới, SARS-CoV-2 vẫn tồn tại. Để điều này không ảnh hưởng đến cuộc sống, cần tập trung bảo vệ tối đa đối tượng nguy cơ cao, lực lượng y tế tuyến đầu, tránh quá tải hệ thống y tế. “Mục tiêu giai đoạn tới là giảm nhập viện, trở nặng, tử vong, tránh quá tải hệ thống y tế, giữ vững thành quả. Cần tiêm chủng đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế”, ông Lân nhấn mạnh.
Trong 8 ngày vừa qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), cả nước đã ghi nhận 900 ca mắc mới, riêng ngày 12/4 ghi nhận tới hơn 260 ca. Trung bình có 112 ca mắc mới mỗi ngày, tăng 4,2 lần so với 7 ngày trước đó. Trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2% số mắc mới).
Số ca nhập viện cũng có xu hướng gia tăng. Số bệnh nhân nặng ghi nhận trong tuần là 10 ca, trung bình ghi nhận 1-2 ca nặng mỗi ngày.
Số ca Covid-19 bất ngờ tăng mạnh, có cần tiêm lại vắc xin?
Mặc dù miễn dịch từ vắc xin phòng Covid-19 đã suy giảm nhưng các chuyên gia khuyến cáo chỉ người già, có bệnh nền mới cần tiêm mũi nhắc lại.(责任编辑:World Cup)
- ·Vì sao Ấn Độ là nơi sản xuất vaccine lớn nhất thế giới
- ·Bất ngờ đoàn tụ với đứa con tưởng đã chết sau 29 năm
- ·Kinh ngạc: Nhà hàng đun nồi nước dùng từ nửa thế kỷ trước cho khách ăn
- ·Hơn một năm đi ngoại tình, ông chủ thầu xây dựng đã quay về với vợ
- ·Lạng Sơn thu giữ hơn 100 tấn than đá không rõ nguồn gốc
- ·6 món ăn đắt đỏ được giới nhà giàu Nhật ưa chuộng
- ·Tâm sự nữ bác sĩ sau chuyến đi du lịch cùng người lạ
- ·Đi đánh ghen với chị đồng nghiệp, tôi ngã ngửa gặp lại tình một đêm
- ·Quảng Ninh đề nghị Bộ Công an điều tra vụ việc nói xấu lãnh đạo tỉnh trên MXH
- ·Thị trường vàng còn có thể giảm sâu, USD tăng cao
- ·Thúc đẩy sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ, xây dựng nền nông nghiệp sạch
- ·Hút tiền gửi sau Tết, ngân hàng vẫn kém mặn mà
- ·Tin nhắn của bé 7 tuổi trong xe đông lạnh cứu hàng chục người
- ·Hương Hoàng trở thành Đại sứ nhân ái Việt Nam 2019
- ·Giải cứu đội bóng Thái Lan bị mắc kẹt: Chiến dịch khổng lồ hoàn thành
- ·Nữ sinh ung thư thi duyên dáng Ngoại thương nhận được thư của thủ tướng
- ·Diện tích ngô biến đổi gen ở Việt Nam tăng hơn 26 lần
- ·Cách đánh ghen của hoàng hậu Nam Phương khiến vũ nữ phải nhớ suốt đời
- ·Thúc đẩy xuất khẩu nông sản: Muốn xây thương hiệu, phải tạo lòng tin
- ·Vợ sinh hai con gái, tôi hối hận vì từng ép bạn gái phá thai con trai