【ti le bd 5】Diện tích ngô biến đổi gen ở Việt Nam tăng hơn 26 lần
Trung Quốc đẩy mạnh thương mại hóa giống cây biến đổi gen | |
Diện tích trồng ngô biến đổi gen tăng hơn 2 lần | |
Còn ít thông tin về thực phẩm biến đổi gen | |
Trồng ngô biến đổi gen: DN chia sẻ lợi ích với nông dân?ệntíchngôbiếnđổigenởViệtNamtănghơnlầti le bd 5 |
Quang cảnh hội thảo |
Phát biểu tại hội thảo “Đóng góp của cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp tại Việt Nam” diễn ra chiều nay 7/4, tiến sỹ Rhodora R. Aldemita, Giám đốc khu vực Đông Nam Á kiêm Giám đốc Trung tâm Kiến thức toàn cầu về CNSH của Tổ chức Quốc tế về Tiếp thu các Ứng dụng CNSH trong Nông nghiệp (ISAAA) cho biết: Năm 2019, tổng cộng có 190,4 triệu ha cây trồng CNSH được canh tác.
Điều này góp phần quan trọng vào giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực, tính bền vững, giảm thiểu biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong 3 nước có tốc độ tăng trưởng diện tích trồng cây CNSH đạt đến hai con số cùng với Philippines và Colombia.
Phân tích về các tác động của cây trồng CNSH ở phạm vi toàn cầu, TS Graham Brookes, Viện PG Economic đã dẫn chứng các số liệu trong nghiên cứu gần nhất phát hành năm 2020: “Tính đến năm 2018, tổng thu nhập gia tăng dành cho nông dân canh tác cây trồng CNSH là 19 tỷ USD. Nông dân đặc biệt là những nông hộ có quy mô sản xuất nhỏ tại các nước đang phát triển thu được lợi ích rõ ràng hơn từ cây trồng CNSH”.
Tại Việt Nam, cây trồng CNSH được chính thức cấp phép canh tác thương mại từ 2014-2015 trên cây ngô. Năm 2019, tổng diện tích canh tác ngô CNSH khoảng 92.000 ha, chiếm khoảng 10% tổng diện tích trồng ngô cả nước.
Đặc biệt, tỷ lệ tăng trưởng 2 con số về mặt diện tích trong những năm gần dây cho thấy mức độ chấp nhận của nông dân đối với công nghệ này đang tăng. Cụ thể, vào năm 2015, tỷ lệ ứng dụng còn khiêm tốn khoảng 3.500 ha, chiếm chưa tới 1% tổng diện tích; tới nay diện tích ứng dụng đã tăng hơn 26 lần. Chỉ so sánh riêng giai đoạn 2018-2019, tỷ lệ tăng trưởng là 86%.
Ông Hoàng Trọng Ngãi, một nông dân trồng ngô CNSH ở xã Đức Bác, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) cho biết, ông và nhiều nông dân xã Đức Bác tham gia trồng ngô CNSH từ năm 2015, hiện diện tích ngô CNSH trên địa bàn xã là 120 ha.
“Tôi và bà con tại đây đều lựa chọn trồng giống ngô CNSH do những đặc tính tốt mà chúng mang lại, thứ nhất là kháng được sâu bệnh, hai là khả năng chống chịu tốt với điều kiện thiên nhiên, thời tiết bất thuận”, ông Ngãi nói.
Ngô biến đổi gen có năng suất cao vượt trội so với giống ngô thông thường. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Mặc dù nhu cầu sử dụng ngô cho ngành chăn nuôi tăng nhanh mỗi năm nhưng diện tích trồng ngô trong nước 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm. Ngô trong nước đang phải chịu áp lực rất lớn từ ngô hạt nhập khẩu cả về giá và chất lượng. Nông dân nhiều vùng đã chuyển sang các cây trồng khác khi lợi nhuận thu được từ canh tác ngô không cao, đặc biệt khi giá thu mua trong nước giảm mạnh.
Một số chuyên gia đánh giá, việc đẩy mạnh phát triển cây trồng CNSH nói chung, ngô CNSH nói riêng sẽ từng bước giúp tăng năng suất cây trồng, từng bước hạ giá thành sản phẩm và về dài lâu có thể giúp ngành chăn nuôi Việt Nam bớt phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
Nhận định về tương lai ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết: Theo Quyết định số 429/QĐ-TTg ban hành ngày 24/3/2021 phê duyệt Đề án phát triển CNSH ngành nông nghiệp đến năm 2023, một trong các mục tiêu tới năm 2030 là Việt Nam có thể làm chủ được một số CNSH thế hệ mới, tạo ra sản phẩm quy mô nông nghiệp ứng dụng thực tiễn sản xuất và phát triển số lượng doanh nghệp CNSH trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng thêm tối thiểu 30% so với giai đoạn 2021-2025.
Điều này cũng cho thấy định hướng phát triển và ứng dụng CNSH trong nông nghiệp là định hướng phát triển chung, là việc bắt kịp xu hướng của Việt Nam cùng các nước trên thế giới trong ứng dụng các giống cây trồng thế hệ mới với các tính trạng cải tiến bằng khoa học, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và hiện đại.
“Hội Nông dân Việt Nam sẽ phối hợp với các đơn vị xây dựng các hoạt động tiếp theo nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về tiềm năng, lợi ích cây trồng CNSH cũng như giải quyết các khó khăn trong nghiên cứu ứng dụng cây trồng CNSH vào thực tiễn tại địa phương”, ông Định nhấn mạnh.
Năng suất thu hoạch được của các giống ngô CNSH với các tính trạng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ cao hơn so với các giống ngô lai thường từ 15,2% tới 30%. Lợi nhuận canh tác có được từ việc trồng các giống ngô CNSH cũng gia tăng với mức từ 4,5 - 7,6 triệu đồng/ha. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng khi canh tác ngô CNSH giảm đáng kể, với thuốc từ cỏ là 26% và thuốc trừ sâu là 78%. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng nhấn mạnh thúc đẩy tự do hóa thương mại tại Hội nghị APEC
- ·Bị tăng huyết áp mà không biết vì thói quen ăn mặn
- ·Quy định mới về điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Việt Nam chống dịch thế nào nếu Covid
- ·Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Việt Nam là cái nôi để doanh nghiệp công nghệ đi ra toàn cầu
- ·Người đàn ông mắc Covid
- ·Triệu chứng Omicron xuất hiện bao lâu sau khi tiếp xúc nguồn bệnh?
- ·Trẻ 5 đến 11 tuổi sẽ tiêm vắc xin Covid
- ·Không để đối tượng buôn lậu câu kết với cán bộ làm chỗ 'chống lưng
- ·Bệnh viện thẩm mỹ EMCAS tầm soát ung thư vú miễn phí
- ·Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP
- ·Viên sủi TOCA
- ·Việt Nam và New Zealand thúc đẩy hợp tác hàng loạt lĩnh vực
- ·Ethanol sản xuất trong nước đắt hơn 800 đồng/lít so với nhập khẩu
- ·Bộ Tài chính phủ nhận đánh thuế nhà thứ hai như đồn đoán
- ·Kiểm dịch thủy sản vẫn còn nhiều vướng mắc
- ·Bộ Y tế: Rà soát, đảm bảo thuốc ‘nội’ điều trị Covid
- ·Thanh niên 24 tuổi ở Quảng Trị bị mảnh tôn xuyên thủng mắt
- ·Vì sao người Việt được khuyến cáo không nên đến Maldives thời gian này
- ·14 nước Trung Đông nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam