【lyon vs lille】Hoài nghi hiệu quả thông tư quản lý giá sữa
Đổi tên để tăng giá
Ông Trần Quang Trung,àinghihiệuquảthôngtưquảnlýgiásữlyon vs lille Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết: Theo dự thảo này, các sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 0-36 tháng tuổi, sữa và sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa được bổ sung hoặc không có bổ sung vi chất dinh dưỡng nhưng không theo công thức đã quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật có công bố sử dụng cho trẻ dưới 6 tuổi, sẽ được đưa vào danh mục kiểm soát giá.
Tại cuộc họp xây dựng danh mục các sản phẩm dinh dưỡng chứa sữa, các mặt hàng sữa nước dành riêng cho trẻ dưới 6 tuổi cũng được đề nghị đưa vào danh mục quản lý giá theo quy định tại Luật Giá. Ông Trung cho biết nếu thông tư này được thông qua, kể từ ngày 20-11, các mặt hàng trên sẽ được kiểm soát giá tương tự các sản phẩm sữa trước đây.
Người tiêu dùng đang chịu gánh nặng từ việc tăng giá sữa
Theo khảo sát của phóng viên, từ nhiều tháng nay, các sản phẩm vốn có tên gọi là sữa bột của nhiều hãng sữa như Friso, Enfa, Dutch Lady, Dielac, Dumex, một số sản phẩm của hãng sữa Abbott… đã bất ngờ đổi tên gọi thành “sản phẩm dinh dưỡng”, “thực phẩm bổ sung”, “sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao”.
Trong khi Bộ Y tế cho rằng việc “thay tên đổi họ” này phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, làm căn cứ cho việc thực hiện quản lý nhà nước thì Bộ Tài chính nhận định đây là kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng ồ ạt tăng giá sữa. Bởi từ khi thay tên gọi mới, các sản phẩm vốn được gọi là sữa trước đây được loại khỏi nhóm hàng hóa cần phải quản lý giá. Do đó, các doanh nghiệp đã tự ý tăng giá mặt hàng này mà không phải đăng ký với cơ quan chức năng.
Doanh nghiệp hưởng lợi kép
Theo các chuyên gia, việc kiểm soát giá rất cần thiết đối với những sản phẩm đổi tên gọi nhưng bản chất, thành phần, hàm lượng sản phẩm vẫn được giữ nguyên. Tuy vậy, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng việc đưa các “sản phẩm dinh dưỡng”, “thực phẩm bổ sung” vào danh mục do Bộ Tài chính quản lý giá chưa chắc đã giúp làm cho mặt hàng này giảm giá.
“Bằng chứng là trong 6 năm gần đây, giá sữa đã tăng gấp 30 lần, mỗi lần tăng từ 3%-20%. Chỉ riêng từ đầu năm đến nay, nhiều hãng sữa ngoại tăng giá lần thứ 5 liên tiếp. Việc đổi tên sữa thời gian qua có thể chỉ là cơ hội để sữa tiếp tục tăng giá chứ không phải là nguyên nhân chính” - ông Phú nhận định.
Ông Phú phân tích giá sữa... bất kham do công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ. Giá sữa được cho là hợp lý nếu giá bán đến tay người tiêu dùng cao hơn khoảng 30% so với giá gốc. Trong khi đó, giá sữa tại Việt Nam bị đẩy lên cao từ 400%-500% so với giá gốc là quá phi lý song vẫn không có cơ quan nào chịu trách nhiệm.
Hiện cả nước có tới 200 nhà nhập khẩu, chiếm đến 80% thị trường sữa bột cho trẻ nhỏ nên các hãng sữa nước ngoài đã độc quyền thao túng thị trường sữa. “Để kiểm soát giá sữa, Bộ Tài chính phải có trách nhiệm xây dựng cơ cấu giá thành để kiểm soát giá sữa. Trong điều kiện doanh nghiệp bán giá bất hợp lý mà không có biến động thì phải kiểm tra giá” - ông Phú kiến nghị.
Một số ý kiến cho rằng Bộ Y tế ban hành Thông tư Danh mục sữa và các sản phẩm từ sữa thuộc mặt hàng dành cho trẻ dưới 6 tuổi công nhận các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ là “thực phẩm bổ sung” hay “sản phẩm dinh dưỡng” còn ảnh hưởng đến việc thực thi Luật Quảng cáo. Trong đó có điều khoản quy định cấm quảng cáo các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi, có hiệu lực từ tháng 1-2013. Nếu sữa cho trẻ thành “sản phẩm dinh dưỡng” cho trẻ nhỏ thì các loại sản phẩm này sẽ được phép quảng cáo dưới mọi hình thức. Nhiều ý kiến cũng lo ngại việc gọi tên không đúng khiến các nhà kinh doanh sản phẩm sữa cho trẻ nhỏ có thể lách các quy định cấm quảng cáo, từ đó thúc đẩy sử dụng các sản phẩm ngoài sữa mẹ sớm hơn.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: Lỗ hổng trong chính sách Ở góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chúng tôi quan tâm đến việc các cơ quan quản lý phải phối hợp trong việc quản lý mặt hàng sữa từ giá cả, chất lượng, thông tin, quảng cáo; bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, nhất là cho trẻ nhỏ vì đây là mặt hàng thiết yếu như cơm ăn, nước uống hằng ngày đối với người lớn. Việc giá sữa liên tục tăng mà không thể can thiệp phải chăng có lỗ hổng trong cơ chế, chính sách? Do đó cần sớm có biện pháp hữu hiệu để bình ổn mặt hàng này. |
Theo NLD
(责任编辑:World Cup)
- ·Ông Trần Ngọc Hà bị miễn nhiệm chức danh cuối cùng tại VEAM
- ·Nhà trường không thu hộ bảo hiểm tự nguyện trong học sinh
- ·Đầu tư 6,6 tỉ đồng hoàn thiện cơ sở vật chất Trường Tiểu học thị trấn Rạch Gòi A
- ·Hỏi, đáp pháp luật phòng, chống HIV/AIDS
- ·Nhân viên văn phòng uể oải làm việc kém vì lý do đơn giải này
- ·Tuyển sinh vào lớp 10: Thí sinh gồng mình chen cửa hẹp trường công
- ·Quyết liệt chặng đường đầu
- ·Thanh tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia tại 19 điểm
- ·Ô tô MPV giá ‘siêu rẻ’ chỉ từ 208 triệu đồng của Suzuki sắp ra mắt có gì hay
- ·Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp tỉnh năm 2019 dự kiến tổ chức vào tháng 6
- ·TP. Hải Phòng: Thu nội địa năm 2024 ước đạt hơn 48.000 tỷ đồng
- ·Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 300 người dân
- ·Cùng hành động để chấm dứt bệnh lao
- ·Kỹ năng ôn tập giai đoạn nước rút
- ·Tháng đầu tiên năm 2019, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 43 tỷ USD
- ·Văn, toán đã có điểm 9, 10, phụ huynh thở phào
- ·Những dấu hiệu có thể bạn mắc bệnh lao
- ·Nền tảng vững chắc để học sinh vươn xa
- ·Chiếc ô tô bán tải Nissan đẹp long lanh giá 625 triệu đồng tại Việt Nam có gì hay?
- ·Thiết bị hỗ trợ người bệnh sau tai biến