【kết quả bóng đá vô địch nhật bản】Lo cơ sở vật chất trước thềm năm học mới
Chỉ còn vài tuần nữa,ơsởvậtchấttrướcthềmnămhọcmớkết quả bóng đá vô địch nhật bản năm học 2018-2019 sẽ chính thức bắt đầu, những ngày này, hầu hết các trường trong tỉnh đều tất bật sửa chữa trường lớp sẵn sàng cho năm học mới.
Cận kề năm học mới, nhưng cơ sở vật chất Trường Tiểu học Long Thạnh 3, huyện Phụng Hiệp, vẫn còn rất khó khăn.
Chủ động sửa chữa nhỏ
Nạo vét cống rãnh, sơn, quét vôi các phòng học… là những công việc được Ban Giám hiệu Trường THCS Vị Thủy, huyện Vị Thủy, ráo riết triển khai thực hiện để chuẩn bị cho năm học mới 2018-2019. Ông Cao Thanh Sơn, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Nhờ được UBND huyện hỗ trợ 1 triệu đồng/lớp, nên nhà trường mới có kinh phí để tiến hành sửa chữa nhỏ này. Theo đó, từ khoảng đầu tháng 7, chúng tôi đã thuê người tiến hành sửa chữa các hạng mục cần thiết để kịp cho ngày khai giảng. Bên cạnh đó, để tiết kiệm chi phí, các thầy của trường còn cùng nhau chặt, mé các cây trong khuôn viên, nạo vét các cống rãnh quanh sân trường”. Với tổng số 11 lớp, hiện Trường THCS Vị Thủy đã được hỗ trợ 11 triệu đồng để nhà trường sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ năm học mới. Song song đó, UBND huyện cũng đã hỗ trợ thêm kinh phí 40 triệu đồng sửa chữa các hạng mục cần thiết cho việc công nhận trường đạt chuẩn trong năm 2018.
Còn ở Trường THCS Châu Văn Liêm, thành phố Vị Thanh, ngay trong hè nhà trường cũng đã chủ động sử dụng kinh phí của trường để sửa chữa một số hạng mục nhỏ. Tuy nhiên, hiện tại nhà trường vẫn rất lo lắng cho một dãy phòng học cũ được xây dựng khá lâu của trường đang trong tình trạng xuống cấp. Bà Lê Thị Hằng, Hiệu trưởng nhà trường, tâm sự: “Hiện sửa chữa nhỏ như sơn hàng rào, sửa nhà vệ sinh… nhà trường đã thực hiện gần xong. Giờ chỉ còn lo dãy 5 phòng học tường ẩm thấp, mái tôn sét, đang xuống cấp rất nhiều. Riêng ở dãy phòng này, do trước đây là phòng học của trường tiểu học bàn giao lại, nên kích thước cũng nhỏ hơn các phòng dành cho học sinh ở cấp THCS. Vừa rồi, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã có xuống khảo sát, cũng nghe nói sẽ xin kinh phí để nâng cấp sửa chữa, nhưng đến nay cũng chưa thấy gì”. Hiện Trường THCS Châu Văn Liêm có 12 phòng học và 7 phòng chức năng, trong đó, với dãy 5 phòng học do có kích thước nhỏ, nên trường phải sắp xếp bố trí các lớp ít học sinh vào học ở các phòng này. Trung bình, mỗi năm trường có khoảng từ 750-780 học sinh theo học.
Lo vì chưa có vốn sửa chữa
Còn ở Trường Tiểu học thị trấn Rạch Gòi A, huyện Châu Thành A, dù năm học mới đã khá cận kề nhưng đến nay, cơ sở vật chất của trường vẫn còn phải đợi đầu tư vốn để sửa chữa. Bà Nguyễn Thị Cúc, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Do trong năm nay, nhà trường sẽ tái công nhận đạt chuẩn quốc gia, nên chúng tôi cũng đề nghị để xin kinh phí nâng cấp, sửa chữa, chứ không tự sửa chữa nhỏ như mọi năm. Vừa rồi, Phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện cũng đã xuống khảo sát, nghe nói sẽ bố trí kinh phí để nhà trường quét vôi phòng học, sửa lại 4 khu nhà vệ sinh và sân trường…”. Được biết, Trường Tiểu học thị trấn Rạch Gòi A sẽ được bố trí vốn để sơn, quét vôi lại 30 phòng học, phòng chức năng và sửa một số hạng mục đang xuống cấp với nguồn kinh phí ước tính hơn 1 tỉ đồng.
Cũng đợi nguồn kinh phí đầu tư để nâng cấp phòng học, sân trường đang xuống cấp, hiện Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Long Thạnh 3, huyện Phụng Hiệp, đang rất lo lắng cho năm học mới. Bà Phạm Ngọc Ửng, Hiệu trường nhà trường, cho biết: “Hàng năm, nhà trường cũng tiến hành sửa chữa nhỏ, nhưng giờ phòng, lớp xuống cấp quá không biết sửa cách nào nữa. Trường có tổng số 11 phòng, trong đó có 6 phòng học được xây dựng từ năm 1990, giờ tường cũng mục, mưa là thấm nước vào trong phòng hết… mấy phòng còn lại cũng xuống cấp rất nhiều. Hè vừa rồi, lãnh đạo phòng cũng có xuống khảo sát xin vốn để trường được nâng cấp, sửa chữa, nhưng giờ năm học mới cũng gần bắt đầu nhưng vẫn chưa có kinh phí. Không chỉ nhà trường, học sinh, mà ngay cả phụ huynh ở đây ai cũng mong trường sớm được sửa chữa, để học sinh ở đây được học trong phòng, lớp khang trang hơn. Nhìn các cháu học mùa mưa, dồn bàn ghế vào góc nào không dột, thấy thương lắm”. Không chỉ phòng lớp xuống cấp, mà sân trường vào các tháng mùa mưa cũng thường xuyên bị ngập gây khó khăn cho học sinh trong quá trình đến lớp. Mặt khác, do thiếu phòng học nên hội trường và thư viện cũng được tận dụng làm phòng học…
Có thể thấy, cơ sở vật chất trường lớp là một trong những điều kiện quan trọng, giúp học sinh học tập tốt hơn, phụ huynh yên tâm khi cho con đến trường và giáo viên phấn khởi hơn trong quá trình giảng dạy. Mong rằng, các cấp, các ngành nên quan tâm hơn nữa để năm học mới ở các trường được trọn vẹn hẹn.
Bài, ảnh: AN NHIÊN
(责任编辑:La liga)
- ·Về bài văn của trò nghèo trường Ams
- ·Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn khảo sát điểm nóng khô hạn tại Cà Mau
- ·6 tháng đầu năm, thành phố không xảy ra tai nạn giao thông đường thủy
- ·Đón Tết vui tươi, tiết kiệm nhưng không quên nhiệm vụ
- ·Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Vàng miếng SJC đắt đỏ hơn sau đấu thầu
- ·Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của nhân viên giao hàng
- ·Tòa giám mục Phú Cường thăm, chúc tết tỉnh Bình Phước
- ·Nhiều hoạt động đảm bảo an toàn giao thông
- ·Giá vàng hôm nay 15/12: Vàng tiếp tục “leo thang”
- ·An toàn giao thông cho thanh, thiếu niên
- ·Giá vàng hôm nay 8/3/2024: Thế giới lập kỷ lục mới, trong nước neo sát 82 triệu
- ·Nâng cao cảnh giác, tố giác hoạt động tín dụng đen
- ·Quy định về xử phạt các hành vi vi phạm phòng, chống dịch COVID
- ·Cần sớm được lắp đèn tín hiệu giao thông
- ·Chia tay nhưng vẫn không quên chuyện 'ái ân'
- ·Hậu quả từ việc nhậu say lái xe khi chưa đủ tuổi
- ·Cà Mau: kế toán trường tiểu học tử vong do tự tử
- ·Bác Hồ và niềm tự hào về Đảng
- ·Đầu tư 1,6 tỷ đồng xây chợ rồi….. bỏ hoang
- ·Khởi tố 12 bị can làm giả phiếu xét nghiệm SARS