【tỷ lệ cá cược của nhà cái】Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp lương thực thực phẩm cần gì?
Doanh nghiệp lương thực – thực phẩm nỗ lực đổi mới để giữ vững thị trường | |
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng để xóa bỏ tình trạng “được mùa mất giá” |
An toàn, an tâm và ổn định là ba yếu tố chính giúp ABC Bakery chinh phục được khách hàng quốc tế |
"Biết người biết ta"
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM (FFA) cho biết, các FTA mà Việt Nam đã tham gia có tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đối tác. Tuy nhiên, để xuất khẩu thành công, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ và làm quen với các thủ tục, đồng thời rà soát và nắm bắt rất kỹ các tiêu chuẩn kỹ thuật của từng thị trường.
Đặc biệt là phải thường xuyên rà soát quy trình sản xuất, hệ thống máy móc thiết bị của mình về các mối nguy có thể gây mấy an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguyên liệu đầu vào cũng phải kiểm tra định kỳ, thường xuyên làm việc với nhà cung cấp để giảm nguy cơ rủi ro.
“Tại thị trường châu Âu, an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được ưu tiên hàng đầu, nên doanh nghiệp có thể đưa qua đó những sản phẩm chất lượng cao và đạt được mức giá rất tốt. Ví dụ như với mặt hàng gạo, sau rất nhiều năm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ ở mức bình bình, nhưng sau khi có EVFTA và gạo Việt Nam vào được thị trường này thì giá gạo đã tăng tới 20-30%. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng phải được đặc biệt chú ý” – bà Lý Kim Chi dẫn chứng.
Câu chuyện về các lô hàng mì ăn liền bị thu hồi do có hàm lượng chất Ethylene Oxide (EO) vượt quá dư lượng cho phép theo quy định của EU cũng là một bài học lớn. Việc doanh nghiệp không nắm bắt được những thay đổi trong quy định của nước nhập khẩu đã gây ra thiệt hại rất lớn. Do đó, bà Lý Kim Chi cho rằng vai trò của các hiệp hội, cụ thể là FFA phải cùng đồng hành với doanh nghiệp để thường xuyên cập nhật thông tin thị trường.
“So với các nhóm hàng khác như điện từ, may mặc… đa phần là gia công thì hàng lương thực thực phẩm đều là những sản phẩm chế biến hoàn chỉnh nên có giá trị gia tăng rất cao. Do đó, việc nắm bắt, cập nhật các quy định và đáp ứng tiêu chuẩn sẽ mang lại lợi ích rất lớn” – bà Chi nhìn nhận.
Trong khi đó, chia sẻ về những việc cụ thể đã thực hiện để mang lại thành công trên thị trường thế giới, ông Kao Siêu Lực, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV bánh kẹo Á Châu cho hay, an toàn, an tâm và ổn định là ba yếu tố chính để chinh phục được khách hàng. Tức là sản phẩm phải ổn định, đảm bảo an toàn và làm cho khách hàng an tâm về mình.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty CP Lương thực thực phẩm Colusa – Miliket cũng nêu lên rằng, khi xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, mỗi nước lại có những yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn chất lượng với mức độ khác nhau. Với hơn 50 năm hoạt động trên thị trường, để có thể đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn thì từ năm 2001, Colusa – Miliket đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO và đến nay là ISO 22000 và HACCP.
“Hệ thống quản lý mình có rồi, công nhân, thiết bị có rồi, vấn đề là phải cập nhật được thông tin để đáp ứng đầy đủ các quy định. Doanh nghiệp cần chủ động và kết hợp với khách hàng, tham khảo các tài liệu bên ngoài. Phải “biết người biết ta” thì mới đáp ứng tốt và phát triển thị trường bền vững được” – ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh.
Cần nâng cao vai trò của Chính phủ
Bên cạnh việc chủ động nắm bắt và cập nhật quy định của các thị trường thì cần có thêm sự hỗ trợ của Chính phủ. Theo bà Lý Kim Chi, cần có sự phối hợp liên ngành từ sản xuất, chế biến, vận tải, cung ứng lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu. Theo đó, giải pháp căn cơ lâu dài là phải tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với công nghệ chế biến và chuỗi dịch vụ logistics.
“Các doanh nghiệp muốn gắn kết với sản phẩm có nguồn gốc, sản phẩm xanh sạch thì không thể tự mình đi hướng dẫn cho nông dân mà cần có chính sách của Chính phủ để điều phối người nông dân” – bà Chi nêu ý kiến.
Ngoài ra, vấn đề tháo gỡ rào cản thị trường cần được đưa ra trong các phiên họp giữa ủy ban liên chính phủ để thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác về quy trình kiểm tra của cơ quan chức năng, thủ tục Hải quan… Doanh nghiệp cũng cần được hỗ trợ về thông tin hướng dẫn tận dụng các FTA, các bộ quy tắc xuất xứ, các điều kiện chống bán phá giá, nâng cao nhận thức về phòng vệ thương mại…
Chính phủ cũng cần tập trung giải quyết hiệu quả các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà các nước đang tiến hành với Việt Nam. Chính phủ cũng cần có chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư đầu vào để ứng dụng các công nghệ cao, tiên tiến mà trong nước chưa sản xuất được; triển khai đề án tái cơ cấu các ngành sản phẩm để đưa ra những sản phẩm thương hiệu quốc gia có sức cạnh tranh trên thế giới.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Quy trình tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp
- ·Mổ cườm mắt bằng kỹ thuật Phaco trong 15 phút, không đau, không cần đeo kính
- ·Nhiều chị em nhắc đến "chuyện ấy" là rùng mình sau tai nạn phòng the
- ·12 thói quen giúp bạn trở thành người siêu khỏe
- ·Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 năm 2024 tăng 0,48%
- ·Chuyện ấy: "Hòa tấu" bao lâu để được thăng hoa?
- ·Viện thẩm mỹ Doctor Beauty nâng cấp cơ sở theo chuẩn 5 sao
- ·Một người tử vong sau khi ăn bánh mì ở Vũng Tàu
- ·Giá vàng SJC ổn định ở mốc 67 triệu đồng/lượng
- ·Bên trong các "trại" giảm cân kỷ luật thép ở Trung Quốc
- ·Giá vàng hôm nay: Đồng loạt tăng, tiến gần ngưỡng 79 triệu đồng/lượng
- ·Hệ thống thẩm mỹ Dr. Bùi Việt nỗ lực nâng cao vị thế trong ngành thẩm mỹ
- ·Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc BHYT theo hạng bệnh viện
- ·Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn giảm cân quá nhanh?
- ·Thấm đượm tình xuân
- ·Bị chó nhà nuôi cắn, người phụ nữ 53 tuổi tử vong nghi do bệnh dại
- ·Bền bỉ sứ mệnh chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện quốc tế DNA
- ·Bụng bia có thể khiến quý ông "yếu" đi 46% về mặt này
- ·Giá vàng hôm nay 4/10: USD chưa dừng tăng giá, vàng giảm tiếp
- ·Trượt chân ngã, bàn tay người phụ nữ đứt rời vì chống mạnh vào dao