【tỷ số paris saint germain】Lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát
Tăng giá do yếu tố thị trường
Theạmphátvẫnnằmtrongtầmkiểmsoátỷ số paris saint germaino số liệu của Tổng Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong 6 tháng đã tăng trung bình 0,37%/tháng. Lạm phát so với cùng kỳ năm trước trong 6 tháng đầu năm 2018 cũng có xu hướng gia tăng từ mức 2,65% hồi đầu năm lên mức tương đối cao là 4,67%.
Nhận định về số liệu này, Tiến sỹ Nguyễn Đức Độ, Viện Kinh tế Tài chính cho biết xu hướng gia tăng của lạm phát trong 6 tháng qua không phải là điều bất ngờ vì đã được dự báo từ cuối năm 2017. Lý do là trong 6 tháng đầu năm 2017 giá thịt lợn đã giảm tương đối mạnh và vì vậy lạm phát so với cùng kỳ của năm 2018 sẽ có xu hướng gia tăng nếu giá thịt lợn hơi tiếp tục giảm mạnh.
Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng mạnh cùng với việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế trong quý I/2018 cũng là nguyên nhân đẩy chỉ số CPI tăng cao hơn so với dự báo cuối năm 2017.
PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho rằng, lạm phát trong 6 tháng đầu năm ở mức cao so với năm 2017 và việc một loạt các mặt hàng do Nhà nước quản lý điều chỉnh giá , thì việc giữ mức CPI bình quân dưới 4% là một áp lực. Sức ép lạm phát 6 tháng cuối năm nay sẽ lớn hơn khi giá dầu thô, giá hàng hóa trên thị trường thế giới, tỷ giá có xu hướng tăng…
Cục Quản lý giá cũng nhận định, các nhân tố gây tăng giá trong các tháng gần đây đều xuất phát từ yếu tố thị trường, trong khi về cơ bản hầu như không có yếu tố tăng giá mới xuất phát từ điều hành giá của Chính phủ.
Theo dõi sát diễn biến thị trường
Dự báo về lạm phát trong 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Đức Độ cho rằng lạm phát có nhiều khả năng sẽ đạt đỉnh trong tháng 7/2018 và sau đó giảm dần xuống dưới mức 4% (thậm chí có thể là dưới 3%) trong những tháng cuối năm 2018.
“Giai đoạn cuối 2017 Chính phủ đã điều chỉnh mạnh giá dịch vụ y tế và vì vậy chỉ số lạm phát sẽ giảm mạnh nếu giá dịch vụ y tế được giữ nguyên trong những tháng cuối năm 2018”, ông Độ nhận định.
Cũng theo vị chuyên gia này, vẫn còn 2 ẩn số tác động tới lạm phát cần tính tới trong những tháng cuối năm 2018 là giá xăng dầu và giá thịt lợn. Trong trường hợp giá dầu và giá thịt lợn vẫn neo ở mức cao như hiện nay hay tiếp tục tăng mạnh thì lạm phát trung bình cả năm cũng chỉ ở mức từ 3,4 – 3,9%. “Do vây, mục tiêu kiềm chế lạm phát trung bình ở mức dưới 4% vẫn đang nằm trong tầm tay của Chính phủ”, ông Nguyễn Đức Độ khẳng định.
Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, trong 6 tháng cuối năm vẫn tiềm ẩn các nhân tố tác động bất lợi đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, xuất phát chủ yếu từ yếu tố thị trường. Do đó công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần thực hiện một cách chủ động, chú trọng công tác dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá chi tiết cho từng mặt hàng Nhà nước quản lý với bước đi thận trọng và lộ trình thích hợp, đảm bảo không tác động đột biến tới mặt bằng giá chung.
Theo ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), thời gian tới hàng hóa sẽ chịu tác động của các yếu tố như giá các mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng đang diễn biến phức tạp và tiềm ẩn xu hướng tăng lương cơ bản của các đối tượng hưởng ngân sách và lương cơ sở trong cơ cấu tính giá dịch vụ khám chữa bệnh tăng....
Tuy nhiên do phí một số dịch vụ y tế được điều chỉnh giảm, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu sẽ tăng và đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nên mặt bằng giá trên thị trường nhìn chung không có biến động lớn.
Ông Nguyễn Lộc An cũng cho rằng để bình ổn giá cả thị trường những tháng còn lại của năm cần theo dõi diễn biến thị trường các mặt hàng thiết yếu, xử lý các vấn đề phát sinh khi thị trường có biến động bất thường. Đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ đối với các nhóm hàng may mặc, trang thiết bị gia đình và phương tiện đi lại cần có các chương trình kích cầu mua sắm...
Đặc biệt với giá xăng dầu, chuyên gia kinh tế Ngô Chí Long cũng cho rằng, cần yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính điều hành sử dụng hợp lý quỹ bình ổn với liều lượng thích hợp, chỉ đạo kịch bản ứng phó nếu giá tăng cao, để tạo dư địa thuận lợi cho việc kiểm soát mặt bằng giá.
Đại diện Cục Quản lý giá nhận định việc quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần thực hiện một cách chủ động, chú trọng công tác dự báo, xây dựng kịch bản điều hành giá chi tiết cho từng mặt hàng nhà nước quản lý với bước đi thận trọng và lộ trình thích hợp đảm bảo không tác động đột biến tới mặt bằng giá chung.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Huy động trên 40.000 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới
- ·Mưa lớn cuốn đường dân sinh
- ·Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết âm lịch 9 ngày
- ·Thực phẩm sạch lên ngôi giữa mùa “bão bẩn”
- ·Công ty Điện lực Long An bảo đảm cấp điện dịp Lễ 30/4 và 01/5
- ·Xã Đất Mũi gian nan thực hiện tiêu chí môi trường
- ·Một loạt học sinh ngất sau tiêm vắcxin do tâm lý dây chuyền
- ·Việc tử tế
- ·Khoảng 19.662ha cây trồng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn
- ·Đã tìm thấy thi thể cháu bé 3 tuổi mất tích
- ·Đánh giá 5 mẫu nắp bể ngầm Inox chất lượng hiện nay
- ·Những điểm mới cơ bản trong Luật BHXH sửa đổi
- ·Giúp phụ nữ vươn lên thoát nghèo
- ·Quá tải hồ sơ xin đổi giấy phép lái xe
- ·Họp quyết một đằng, làm quằng một nẻo
- ·Dập dềnh theo con nước
- ·Kinh Ranh còn khó
- ·Nhân dân Bù Đốp tích cực làm đường bê tông
- ·Liệu có phải con của tôi khi em sống với chồng?
- ·Nghĩa tình hội cựu học sinh