【kết quả trận reims】Hải quan TP.Hồ Chí Minh: Nhiều khó khăn trong thu hồi nợ thuế
Trên 800 tỷ đồng chờ giải quyết khiếu nại
Rất nhiều trường hợp trên thực tế DN không còn hoạt động theo thông tin xác minh tại cơ quan Thuế nhưng thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, DN vẫn còn hoạt động và chưa làm thủ tục giải thể. |
Đối với một số trường hợp nợ thuế lớn phát sinh gần đây, Cục Hải quan TP.HCM đã chuyển cho cơ quan Công an để phối hợp truy tìm giám đốc DN, thu hồi nợ đọng… Ngoài ra, đơn vị này còn triển khai các giải pháp đốc thu theo Luật Quản lý thuế, xây dựng Sổ tay nghiệp vụ công tác quản lý nợ, phối hợp với Công an, Thuế, Ngân hàng trong thu hồi nợ… Dù vậy, công tác thu hồi nợ thuế vẫn chưa hiệu quả, kết quả thu hồi vẫn còn thấp. Đến nay mới chỉ đạt trên 100 tỷ đồng.
Một nguyên nhân quan trọng khiến công tác thu hồi nợ chưa đạt kết quả là do số nợ thuế phát sinh khi Chi cục kiểm tra sau thông quan ấn định thuế sau thông quan đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu từ năm 2016, DN đã không chấp hành, khiếu nại, khởi kiện ra tòa hành chính… hiện số nợ này trên 800 tỷ đồng, đang chờ giải quyết khiếu nại. Bên cạnh đó, phát sinh nợ thuế do ấn định thuế hàng sản xuất xuất khẩu đối với doanh nghiệp không đến thanh khoản hợp đồng; hàng an ninh quốc phòng miễn thuế, chờ quyết định miễn thuế.
Theo tìm hiểu tại các chi cục hải quan phát sinh số nợ thuế, nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp nhập khẩu ồ ạt nhiều lô hàng, khai báo giá thấp, từ chối tham vấn giá khi cơ quan Hải quan nghi vấn để được thông quan hàng hóa. Khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định, DN không hợp tác; nhiều trường hợp bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 Lê Văn Nhiễn cho rằng, trong gần 100 tỷ đồng nợ thuế phát sinh tại đơn vị trong thời gian qua chủ yếu do ấn định từ kết quả kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu, nhưng DN không chấp hành nộp thuế. Trong số này, đơn vị đã lập hồ sơ gửi Phòng Thuế XNK chuyển cơ quan Công an trên 10 trường hợp.
Khó khăn xử lý, thu hồi nợ
Theo phản ánh, các chi cục đã áp dụng biện pháp thu hồi nợ thuế khá quyết liệt. Chẳng hạn, với những khoản nợ mới phát sinh khi ấn định thuế sau thông quan, tham vấn giá, chi cục thực hiện gọi điện thoại, nhắn tin nhắc nợ, gửi thông báo nhắc nợ, gửi giấy mời. Sau khi áp dụng các biện pháp trên mà DN chưa nộp tiền sẽ tiến hành lập hồ sơ đốc thu xác minh tại cơ quan Công an, cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, ngân hàng... Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này gặp nhiều khó khăn như: Không có thông tin về tài khoản, nếu có thì số tiền trong tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp thường rất ít hoặc có số dư bằng không. Vì vậy, tiền thuế thu được không đủ. Nhiều trường hợp gửi văn bản yêu cầu các Chi cục Thuế cấn trừ số tiền thuế được hoàn và áp dụng biện pháp Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng: Cơ quan Thuế phản hồi DN bán hàng không xuất hóa đơn hoặc thông báo DN đã bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh, do vậy không áp dụng được biện pháp cưỡng chế “Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng”.
Không chỉ vậy, công tác xóa nợ thuế trong thời gian qua cũng gặp một số khó khăn, khiến cho số nợ thuế tại đơn vị vẫn ở mức cao. Theo quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13; Điều 32 Nghị định 83/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các khoản nợ “đã quá 10 năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nhưng không có khả năng thu hồi”. Tuy nhiên, trên thực tế, để đáp ứng đủ điều kiện xóa nợ cơ quan Hải quan gặp nhiều khó khăn như: xác minh địa chỉ DN, do nhiều trường hợp DN không thông báo khi thay đổi địa chỉ mới cho cơ quan Hải quan, cơ quan Thuế để cập nhật vào hệ thống nên công chức hải quan đến trụ sở DN để đốc thu thì DN không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký trước đó. Bên cạnh đó, các chi cục không thể thực hiện được các biện pháp cưỡng chế như trích tiền lương, kê biên tài sản…. vì không xác minh được địa chỉ của DN và không có tài sản để kê biên; nhiều trường hợp DN bán hàng không xuất hóa đơn nên không thể thực hiện được biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Do đó, không thể thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế khi lập hồ sơ xóa nợ theo quy định. Rất nhiều trường hợp trên thực tế DN không còn hoạt động theo thông tin xác minh tại cơ quan Thuế nhưng thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, DN vẫn còn hoạt động và chưa làm thủ tục giải thể.
Ghi nhận những khó khăn trên, tuy nhiên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng yêu cầu các đơn vị phải tập trung lực lượng, khắc phục khó khăn, áp dụng giải pháp quyết liệt, hiệu quả để thu hồi, xử lý nợ thuế đạt kết quả cao nhất.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Đánh mạnh nạn buôn lậu hàng điện tử dịp Tết Nguyên Đán 2019
- ·Việt Nam đối mặt hàng loạt thách thức trong chuyển dịch năng lượng bền vững
- ·Ngày Quốc tế Nam giới 19/11 và ý nghĩa lịch sử
- ·Giá vàng giảm mạnh trong phiên mở đầu năm mới
- ·Sầm Sơn – Thanh Hóa: Thị trường bất động sản mở ra địa hạt mới cho nhà đầu tư nhạy bén
- ·Hà Nội: Giá đất vùng ven có nơi tăng 100%
- ·Tiếp tục lao dốc phiên 5/3, giá vàng sẽ còn giảm?
- ·Quảng Ninh tìm cách kích cầu du lịch
- ·Đồng chí Vương Đình Huệ được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội
- ·Quảng Ninh từng bước hiện thực hóa mục tiêu 50 triệu du khách
- ·Năng suất lao động Việt Nam tăng đều qua các năm
- ·5 xung lực cho thị trường bất động sản năm 2021
- ·Lấy cùng lúc ba chồng, người phụ nữ không biết cha của con mình là ai
- ·Tiến Linh ngoài đời mặc đồ nam tính, ít dùng hàng hiệu
- ·Tổng công ty Điện lực miền Bắc đảm bảo cấp điện an toàn trong màu mưa lũ
- ·16 nghìn người đăng kí giải chạy online của BIDV
- ·Gạch ốp lát bán phá giá tối đa hơn 28% vào Đài Loan?
- ·Người dân Sài Gòn tự dùng tên ông Park Hang Seo đặt tên hẻm
- ·100% đơn vị, cơ quan Hà Nội hướng tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần
- ·Mùa cúc họa mi gõ cửa, bỏ túi ngay cách trang trí cho ngôi nhà thêm tinh khôi