【kèo nhà caid】Lương tăng nhanh hơn năng suất lao động dẫn đến bất ổn
Hội thảo "Tiền lương và năng suất lao động ở Việt Nam",ươngtăngnhanhhơnnăngsuấtlaođộngdẫnđếnbấtổkèo nhà caid do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức, ngày 13/9.
Tăng tiền lương vượt xa tốc độ tăng GDP
Theo báo cáo của VEPR, trong 10 năm qua (2007 – 2016) lương tối thiểu tăng ở mức 11- 70% mỗi năm, trung bình đạt xấp xỉ 20%, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân và chỉ số giá tiêu dùng.
Cũng trong giai đoạn này, tốc độ tăng lương tối thiểu cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Cụ thể, tỷ lệ lương tối thiểu trên năng suất lao động tăng nhanh, từ 25% (năm 2007) đạt mức 50% (năm 2015). Xu hướng này không giống như các quốc gia khác như Trung Quốc, Indonesia hay Thái Lan. Khoảng cách giữa tăng trưởng lương tối thiểu và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam đã dãn rộng nhanh hơn so với các quốc gia khác
Cũng từ năm 2007 - 2015, lương trung bình tại Việt Nam tăng 1,5 lần. TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR cho rằng, lương trung bình tăng nhanh đến năm 2010 nhưng chậm lại đáng kể trong giai đoạn 2010 - 2014, phần nào phản ánh sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, phần chi trả cho các khoản bảo hiểm bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng theo.
Năm 2017, chi phí tối thiểu các doanh nghiệp tại Việt Nam phải gánh chịu được tính bằng tổng lương tối thiểu và đóng góp vào các khoản bảo hiểm gần chạm mức chi phí tại Thái Lan, và cao hơn mức chi phí tại Indonesia.
“Trong trường hợp những lợi ích từ các khoản đóng góp này không được nhìn nhận bởi người lao động, khoản đóng góp bảo hiểm khá lớn ở Việt Nam có thể tạo ra những khoảng trống thuế giữa chi phí lao động mà doanh nghiệp phải gánh chịu với khoản thu nhập thực tế của người lao động”- TS Thành nói.
Viện trưởng VEPR nhận định, mức chênh lệch giữa tăng trưởng năng suất lao động với lương tối thiểu và lương trung bình nếu kéo dài sẽ từ từ phá vỡ cân bằng trên nhiều khía cạnh của nền kinh tế, đặc biệt là cản trở tích lũy vốn con người, giảm động lực của nhà đầu tư, lợi nhuận của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
TS Futoshi Yamauchi - Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Hoa Kỳ, cho rằng, xét về tổng thể nền kinh tế, tăng lương tối thiểu có nhiều tác động tiêu cực hơn tích cực. Cụ thể, về việc làm tác động của tăng lương tối thiểu làm giảm việc làm nhiều hơn trong khu vực nhà nước (lương tối thiểu tăng 1% dẫn đến việc làm giảm 0,25%), nhưng tác động nhẹ và không đáng kể ở khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Về lợi nhuận, tăng lương 1% sẽ khiến tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu của DN giảm đi 2,3%.
Cần có lương tối thiểu theo giờ
Theo Viện trưởng VEPR, mặc dù lương tối thiểu là để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu cho người lao động, song thực tế phần lớn người lao động (khoảng 50%) không có hợp đồng lao động, do đó không thuộc phạm vi áp dụng chính sách lương tối thiểu. Số lao động này chủ yếu làm việc tại các hộ kinh doanh gia đình, lao động tự do, lao động làm việc tại các khu vực kinh tế nhỏ và vừa...
Thêm vào đó, hệ thống lương tối thiểu hiện nay dường như không bao hàm đầy đủ các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương trong xã hội. Như vậy việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu hiện nay không đảm bảo phân phối công bằng giữa lao động của các khu vực kinh tế và việc áp dụng lương tối thiểu như một chính sách bảo trợ xã hội có thể không phát huy tính hiệu quả. Do đó, cần có các chính sách bổ trợ khác, thay vì chỉ kỳ vọng ở chính sách lương tối thiểu.
Ngoài ra, mức lương tối thiểu hiện đang được tính theo tháng, VEPR khuyến nghị nên dần chuyển sang hệ thống tính theo giờ. Điều này đảm bảo rằng những người làm việc theo giờ hoặc theo ngày công có thể hưởng đầy đủ các quyền lợi của họ, đồng thời cho phép các nhà tuyển dụng linh hoạt hơn trong việc sử dụng lao động.
Hơn hết, VEPR cho rằng, mức lương tối thiểu phải được điều chỉnh dựa trên một số nguyên tắc nhất định, minh bạch hơn và dễ dự đoán được hơn. Cần phải xác định rõ các tiêu chí để thiết lập và điều chỉnh mức lương tối thiểu (bao gồm cả giỏ hàng hoá tính toán các nhu cầu cơ bản) và các điều chỉnh phải được lên kế hoạch phù hợp với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, lạm phát và bối cảnh kinh tế.
“Cách tiếp cận dựa trên các nguyên tắc rõ ràng sẽ làm tăng khả năng dự báo và minh bạch, giúp tránh điều chỉnh mức lương tối thiểu tùy ý, khiến nhà đầu tư và người sử dụng lao động lo ngại”- Viện trưởng VEPR nói./.
Mai Đan
(责任编辑:World Cup)
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·Sân bay Long Thành
- ·Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm để có lương hưu tối đa
- ·Lạng Sơn: Ảnh hưởng dịch Covid
- ·Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·Nghiên cứu giảm thuế phí để ghìm giá xăng
- ·Cục Hải quan Bà Rịa
- ·Ngày 10/2 cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới Lạng Sơn sẽ mở trở lại
- ·Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- ·Không cấp hóa đơn lẻ đối với hợp đồng nhân công thuê ngoài
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Vàng lên 62 triệu, thị trường sôi sục, rủi ro chực chờ
- ·Phát hiện 137 điện thoại Iphone 7 Plus nhập lậu qua đường hàng không
- ·Tổng cục Hải quan trả lời EuroCham về áp dụng thuế GTGT thiết bị y tế
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Công nhận địa điểm kiểm tra tại nơi sản xuất của Acecook
- ·Từ tháng 7/2019, chính thức khai thác cơ sở dữ liệu về người nộp thuế
- ·Liên doanh Vinamilk và Kido ‘chào sân’ với 2 thức uống tươi độc đáo
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Vietjet ký kết thỏa thuận giá trị với các doanh nghiệp hàng đầu Thụy Sỹ