【helsinki vs】Thu ngân sách tháng 7 tăng 11,5 nghìn tỷ đồng
Nhiều khoản thu tăng so với cùng kỳ năm trước
Với số thu thực hiện trong tháng 7 tăng đã kéo theo tổng số thu của cả 7 tháng đầu năm tăng 11,ânsáchthángtăngnghìntỷđồhelsinki vs6% so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, tổng số thu NSNN 7 tháng ước đạt 666,68 nghìn tỷ đồng, bằng 55% dự toán.
Trong đó, thu nội địa ước đạt 532,5 nghìn tỷ đồng, bằng 53,8% dự toán, tăng 9,4% so với cùng kỳ; thu từ dầu thô ước đạt trên 27 nghìn tỷ đồng, đạt gần 80% dự toán, tăng trên 16% so với cùng kỳ; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 165 nghìn tỷ đồng, bằng 57,9% dự toán, tăng 8,9 % so với cùng kỳ.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, các khoản thu tiến độ đạt khá so với dự toán (trên 58%) và so với cùng kỳ năm trước là thuế thu nhập cá nhân đạt gần 61% dự toán, tăng 19,4%; thu phí, lệ phí (bao gồm lệ phí trước bạ) đạt 64,6% dự toán, tăng 52,4%; các khoản thu về nhà, đất đạt 95,7% dự toán, tăng 25,3%; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết đạt gần 78% dự toán, tăng 13,8%.
Tiến độ thu ngân sách của các địa phương cơ bản đạt khá so với dự toán và tăng so với cùng kỳ năm trước. Ước tính cả nước có 43/63 địa phương thu nội địa đạt từ 56% dự toán trở lên, trong đó không kể thu tiền sử dụng đất và thu xổ số kiến thiết thì có 12 địa phương đạt trên 62% dự toán; 52/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ năm 2016.
Tuy nhiên, vẫn còn 20 địa phương thu chưa đảm bảo tiến độ dự toán (dưới (56%); 11 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ do nguyên nhân khách quan như: tỉnh Hà Tĩnh có số thu giảm do giảm thu thuế nhà thầu của dự án Formosa; Quảng Ngãi không còn áp dụng cơ chế thu điều tiết đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Vĩnh Phúc giảm thu từ hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô; các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Tuyên Quang giảm thu từ các công ty thủy lợi…
|
Tuy nhiên, các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất- kinh doanh tiến độ đạt thấp so với yêu cầu, phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến số thu NSNN. Đơn cử như thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước (không kể thu cổ tức, lợi nhuận còn lại, tiền bán cổ phần thuộc sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp) chỉ đạt 48,3% dự toán, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu do một số ngành sản xuất công nghiệp có đóng góp số thu lớn cho ngân sách tăng trưởng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước, như sản xuất, lắp ráp ô tô chỉ tăng 0,3%, sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 5,7%; khai thác dầu thô và khí thiên nhiên giảm 11,6%...
Tổng chi ngân sách tăng 8,7%
Tổng chi NSNN tháng 7 ước trên 110 nghìn tỷ đồng, lũy kế chi 7 tháng đạt 695,16 nghìn tỷ đồng, bằng 50% dự toán, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, chi đầu tư phát triển ước thực hiện 7 tháng đạt khoảng 119,36 nghìn tỷ đồng, bằng 33,4% dự toán, tăng trên 15% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó NSNN đã thực hiện chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi nhà nước cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đạt 58,2% dự toán.
Riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản, nhờ những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác giải ngân vốn đầu tư tại các phiên họp thường kỳ Chính phủ những tháng gần đây đã và đang tạo chuyển biến trong việc thanh toán. Ước tính vốn đầu tư thanh toán trong tháng 7 tăng khoảng 1,8 lần so với tháng 6. Lũy kế 7 tháng, vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn NSNN giải ngân ước đạt 38,5% dự toán.
Vốn trái phiếu chính phủ, do kế hoạch năm 2017 mới giao được 5,2/50 nghìn tỷ đồng, bằng 10,4% dự toán, nên tiến độ giải ngân chỉ đạt 2,1% dự toán Quốc hội quyết định và đạt 20,3% dự toán Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Chi thường xuyên ước thực hiện 7 tháng đạt trên 511 nghìn tỷ đồng, bằng 57% dự toán, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo đánh giá từ Bộ Tài chính, nhìn chung, các bộ, ngành và địa phương đã nghiêm túc tổ chức triển khai các giải pháp quản lý chi NSNN đã đề ra theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và Chỉ thị số 14/CT- TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ tài chính- NSNN năm 2017.
Ngoài ra, chi dự trữ quốc gia ước thực hiện 7 tháng đạt 240 tỷ đồng, bằng 28,2% dự toán; chi trả nợ lãi đạt hơn 62 nghìn tỷ đồng, bằng 63% dự toán.
Cũng báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, đến hết tháng 7/2017, bội chi ngân sách trung ương khoảng trên 50% dự toán; ngân sách địa phương chênh lệch thu lớn hơn chi. Cơ quan Kho bạc Nhà nước đã thực hiện phát hành gần 141 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ nên đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi ngân sách và trả nợ gốc tiền vay của ngân sách trung ương theo dự toán./.
Vân Hà
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhờ bạn đọc bé Tài đã có tiền chữa bệnh
- ·Đảng ủy EVN: Tập trung chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu 5 năm
- ·Từ 1/8, doanh nghiệp có thể tra cứu trạng thái chứng nhận C/O trên NSW
- ·Phạt đến 15 triệu đồng với hành vi đốt tiền thật
- ·46 triệu tiền nước/tháng dân kêu trời
- ·Kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế: Biện pháp đẩy lùi gian lận thuế
- ·Thêm hai doanh nghiệp được công nhận đại lý làm thủ tục hải quan
- ·Giá vàng hôm nay 31/7: Kết thúc tuần, giá tăng lên
- ·Tôi muốn lấy một cô vợ còn... trinh tiết
- ·Miễn, giảm thuế giúp báo chí vượt khó
- ·Làm cả năm, người lao động được thưởng.. 10 cái bánh chưng
- ·Giảm thủ tục hành chính, khơi thông dòng chảy thương mại
- ·Nghệ An: Nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2020
- ·EUROPIPE đầu tư sản xuất ống nhựa cỡ đại đặc thù để khẳng định vị thế
- ·Mùa Xuân Tây Bắc trong tôi
- ·Thanh niên Hải quan Việt Nam mở “sổ tiết kiệm” cho trẻ mồ côi cha mẹ vì Covid
- ·Bình Định: Xây dựng phương án đảm bảo cấp điện cho khách hàng sử dụng điện quan trọng
- ·Hải Phòng: Thu thuế xuất nhập khẩu tăng hơn 27%
- ·Thương bé trai 1 tuổi u gan ác tính, cơ thể chỉ còn da bọc xương
- ·Hải quan Hải Phòng tăng thu 135,7 tỷ đồng qua mã số, C/O, tham vấn giá