【xem kết quả trận】Giảm thủ tục hành chính, khơi thông dòng chảy thương mại
Để rõ hơn về nội dung và hiệu quả các giải pháp căn cơ nêu trên,ảmthủtụchànhchínhkhơithôngdòngchảythươngmạxem kết quả trận phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Đào Duy Tám - Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan.
PV:Xin ông cho biết, các giải pháp mà ngành Hải quan đã triển khai nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp (DN) trong việc thực hiện thủ tục hải quan trong giai đoạn cao điểm dịch Covid-19, đặc biệt là trong đợt dịch thứ tư này?
- Ông Đào Duy Tám:Đợt bùng phát từ đầu tháng 5/2021 đến nay làm cho hoạt động lưu thông vận chuyển hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, đình trệ sản xuất là rất cao.
Trong bối cảnh nêu trên, Tổng cục Hải quan đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố các giải pháp giảm thiểu thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho DN, khơi thông “dòng chảy” hàng hóa.
Ông Đào Duy Tám |
Theo đó, cơ quan hải quan chấp nhận cho DN được nộp chứng từ dưới dạng điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số) thuộc hồ sơ hải quan để thông quan hàng hoá và thành lập các Tổ hỗ trợ, xử lý vướng mắc về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu kèm các danh sách cán bộ, số điện thoại từ cấp Tổng cục, cục hải quan đến cấp chi cục làm việc 24/7, kịp thời tiếp nhận, xử lý các vướng mắc của DN đảm bảo hỗ trợ giải quyết thông quan nhanh hàng hóa.
Đặc biệt, trên cơ sở đề xuất của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành văn bản 3847/TCHQ-GSQL (ngày 2/8/2021) hướng dẫn phương án giải tỏa ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Hướng dẫn xem xét việc không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với hành vi vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan do tình huống bất khả kháng.
PV:Thưa ông, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và cộng đồng DN khi dịch Covid-19 kéo dài và các tỉnh, thành phố phía Nam tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, thì nguy cơ quá tải tại cảng Cát Lái là hiện hữu. Vậy, với trọng trách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan đã có dự liệu giải pháp căn cơ nào chưa?
- Ông Đào Duy Tám:Với sự phối hợp chặt chẽ của 3 cục hải quan phía Nam là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai cùng với sự chủ động của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn thì các giải pháp do Tổng cục Hải quan hướng dẫn tại công văn 3847/GSQL-TCHQ thực sự mang lại hiệu quả, không chỉ giải quyết được tình trạng ùn ứ hàng hóa tại cảng Cát Lái mà còn góp phần tạo điều kiện cho DN các tỉnh phía Nam có thể tiếp nhận hàng hóa ngay tại địa bàn tỉnh, thành phố DN có trụ sở và nhà máy sản xuất.
|
Hiện nay hoạt động xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn tại cảng Cát Lái đã trở lại trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm ùn tắc hàng hóa tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách xã hội, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan nâng cấp nội dung công văn hướng dẫn TCHQ 3847/GSQL-TCHQ trở thành thông tư của Bộ Tài chính.
Dự thảo thông tư đã lấy ý kiến của hiệp hội các DN cảng biển, các Bộ: Tư pháp, Công thương, Văn phòng Chính phủ. Dự kiến trong tháng 8/2021, thông tư này sẽ được Bộ Tài chính ban hành theo trình tự rút gọn, có hiệu lực ngay từ ngày ký.
PV:Cùng với sự nỗ lực của cơ quan hải quan, để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu tại cảng biển thông suốt, ông có đề xuất quan trọng nào với cơ quan liên quan và cộng đồng DN?
- Ông Đào Duy Tám:Cảng Cát Lái là cảng biển lớn có lưu lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất Việt Nam, lượng container thông qua cảng chiếm trên 60% lượng container hàng hóa cả nước và chiếm hơn 90% container cảng biển các tỉnh miền Nam. Do vậy, cảng Cát Lái cũng tiềm ẩn nguy cơ ách tắc hàng hóa, đặc biệt là khi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN phía Nam đình trệ do dịch Covid-19 và thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội.
Để giải quyết được tình trạng này, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp căn cơ.
Cụ thể, cơ quan hải quan phối hợp với Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn thực hiện việc kiểm kê, phân loại và xử lý đối với các lô hàng tồn đọng tại cảng theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa thể xử lý thì cho phép vận chuyển về lưu giữ tại cảng biển, cảng cạn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thuộc quản lý của Tổng công ty.
Khi xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa, đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam thông báo đến các hãng tàu/đại lý hãng tàu để các hãng tàu/đại lý hãng tàu có kế hoạch điều tiết hàng hóa, tạm thời lưu giữ hàng hóa tại các khu vực cảng trung chuyển nước ngoài hoặc vận chuyển hàng hóa đến các cảng biển khác tại Việt Nam. Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các cảng vụ hàng hải có kế hoạch tiếp nhận tàu, thuyền vận chuyển hàng hóa nhập khẩu nhằm giải quyết tình trạng hàng hóa ùn tắc tại cảng Cát Lái.
Bên cạnh đó, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn thông báo cho các khách hàng là DN xuất nhập khẩu, hãng tàu/đại lý hãng tàu về tình trạng ùn tắc tại cảng Cát Lái để khách hàng có phương án dỡ hàng và lưu giữ hàng hóa tại cảng Cái Mép. Các đại lý hãng tàu cũng cần điều chỉnh thông tin cảng đích từ cảng Cát Lái sang các cảng dự kiến sẽ đưa hàng hóa về xếp dỡ trong trường hợp cảng Cát Lái quá tải, ùn tắc.
PV:Xin cảm ơn ông!
Không xử phạt doanh nghiệp chậm làm thủ tục hải quan do dịch Covid-19 Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều lô hàng không kịp làm thủ tục hải quan trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng đến, do DN bị phong tỏa. Để tạo thuận lợi cho DN, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Đào Duy Tám cho biết, tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đã quy định cụ thể các trường hợp bất khả kháng DN không thể thực hiện theo đúng quy định thì đưa vào các trường hợp miễn xử phạt vi phạm hành chính. Về việc không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định số 128/2020/NĐ CP cũng đã có quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính; Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính có nội dung giải thích về “Sự kiện bất khả kháng” thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính. Để hỗ trợ DN, ngày 3/6/2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn 3569/TCHQ-PC hướng dẫn không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ông Đào Duy Tám cho biết thêm, tuy nhiên để đảm bảo công tác quản lý hải quan được chặt chẽ, việc xem xét không xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phải căn cứ vào quy định của pháp luật nêu trên và hồ sơ vụ việc cụ thể. Theo đó cá nhân, tổ chức phải chứng minh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy ra… |
Hải Linh (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- ·Đan Mạch và Việt Nam ký thoả thuận hợp tác phát triển năng lượng
- ·Lập đường dây nóng trong kỳ thi THPT quốc gia 2015
- ·Mẹ chồng Nhật thích cho tiền, khoe con dâu Việt khắp làng
- ·iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- ·Lý do môi trường làm việc ở Edutalk hấp dẫn GenZ
- ·Người kết nối tập 57: Chuyện tình của ông chủ cửa hàng bánh mì và cô gái trẻ
- ·Đến nhà bạn trai, tôi sửng sốt khi biết anh đang chăm sóc 2 đứa nhỏ
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Giới trẻ Sài thành ‘cháy’ cùng Tuborg dịp cuối năm
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·Bạn muốn hẹn hò tập 856: Giám đốc 40 tuổi lên truyền hình tìm bạn gái
- ·Những lời chúc Giáng Sinh tiếng Anh ngắn gọn và hay nhất 2022
- ·Ủy ban Dân tộc trao kỷ niệm chương cho 4 cá nhân
- ·Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·Người vợ nên duyên nhờ lần gặp nhau trong thang máy của huyền thoại Pele
- ·Ông chủ Temu tiếc nuối một điều ngày trẻ
- ·Bắt kịp xu thế, gia tăng tiếp cận khách hàng trên thương mại điện tử
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Bật mí về cô nàng vướng tin đồn hẹn hò với Hứa Khải