会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq luot di c1】Tình hình biển Đông ngày 25/5: Tàu Trung Quốc lại gây hấn!

【kq luot di c1】Tình hình biển Đông ngày 25/5: Tàu Trung Quốc lại gây hấn

时间:2024-12-27 11:21:58 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:783次

tiếp tục cập nhật...

Tàu TQ rượt đuổi tàu VN từ sáng sớm

Lúc 6h30 sáng nay,ìnhhìnhbiểnĐôngngàyTàuTrungQuốclạigâyhấkq luot di c1 khi các tàu trong biên đội kiểm ngư 4 ở cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 8,3 hải lý, bất ngờ hàng chục gồm tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo, tàu dịch vụ của Trung Quốc lao ra tấn công.

Theo quan sát của PV, đây là lần đầu tiên Trung Quốc điều động số lượng tàu nhiều nhất nhằm vào biên đội tàu kiểm ngư 4.

 

 

Trong số này có nhiều tàu lớn, hình thù quái dị chưa từng xuất hiện trong những ngày trước đó. Chỉ ít phút sau khi xông vào đội hình tàu Việt Nam, các tàu Trung Quốc đã áp sát uy hiếp, khoảng 3-4 tàu Trung Quốc kèm chặt một tàu Việt Nam.

Ở một hướng khác, 8 tàu Trung Quốc giàn trận bao vây các tàu kiểm ngư của Việt Nam gồm: KN 22, KN 767, KN 770. Trong đó nhiều tàu của Trung Quốc đã mở bạt che pháo, đe dọa vũ trang.

Toàn thể cán bộ, công nhân viên trên tàu HP 926 đều rất bất bình, lo lắng cho đồng đội. Thuyền trưởng tàu HP 926 Nguyễn Cao Duy nhận định, tàu kiểm ngư 22 sẽ bị thiệt hại rất nặng, có thể bị tê liệt, ông Duy ra lệnh các thủ thủ chuẩn bị dây kéo, chờ lệnh ứng cứu đồng đội.

Cũng từ tàu kiểm ngư 926, Biên đội trưởng Biên đội tàu kiểm ngư 4 Vũ Đức Tạo ra lệnh cho các tàu kiểm ngư 22, 770 chủ động phòng tránh, từng bước cơ động ra khỏi vòng vây của tàu Trung Quốc.

 

Trung Quốc điều nhiều tàu lớn ra khu vực giàn khoan để uy hiếp tàu VN
Trung Quốc điều nhiều tàu lớn ra khu vực giàn khoan để uy hiếp tàu VN .

 

Bốn kiểm ngư viên bị thương

Cụ thể, 6h30 ngày 25/5 trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam 6 tàu của Trung Quốc tăng tốc rượt đuổi tàu tàu Kiểm ngư 22, tàu Kiểm ngư 768 của Việt Nam cách khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép 8 hải lí.

Dưới sự chỉ huy của Biên đội trưởng biên đội tàu Kiểm ngư 4 Vũ Đức Tạo, các tàu Kiểm ngư 768, tàu Kiểm ngư 7, tàu Kiểm ngư 22 liên tục tăng tốc vòng tránh để không đẩy tình trạng căng thẳng lên cao, nhưng các tàu hải cảnh, hải tuần, ngư chính của Trung Quốc vẫn hung hăng bám đuổi áp sát chặn đầu.

Thậm chí, các tàu hải cảnh, hải tuần với các số hiệu 37101, 37102, 32101, 44001, 32102 của Trung Quốc còn đồng loạt mở bạt pháo uy hiếp các tàu chấp pháp của Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc còn tăng cường tàu hàng hải Trường Đại di chuyển với tốc độ 11 hải lí/ giờ, thị uy, rượt đuổi các tàu chấp pháp của Việt Nam.

Tới 7h, tàu lai dắt đẩy ủi Hữu Liên 9 của Trung Quốc hú còi rượt đuổi đâm húc tàu Kiểm ngư 22 của Việt Nam. Ở cự li gần, tàu Hữu Liên 9 mở vòi rồng áp lực cao phun vào cabin, hệ thống truyền thanh của tàu Kiểm ngư 22.

 

 

Sau hơn 30 phút bị quần thảo, tàu Kiểm ngư 22 của ta bị tàu Hữu Liên 9 của Trung Quốc làm hư hại hệ thống cabin, chập điện. Nghiêm trọng hơn, 4 kiểm ngư viên trên tàu 22 bị thương, trong đó có cả Hải đội trưởng và thuyền trưởng tàu Kiểm ngư 22.

Theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, ngày 23/5 sau khi đâm va gây hư hỏng nặng tàu HP 926 của Việt Nam, hôm nay (25/5) tàu lai dắt đẩy ủi Hữu Liên 9 của Trung Quốc tiếp tục hung hăng quyết liệt nhằm triệt phá các tàu chấp pháp của Việt Nam.

Đây là những hành động hết sức hiếu chiến, nguy hiểm nhằm đẩy căng thẳng tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép tại vùng biển của Việt Nam lên cao.

 

Một tàu CBS Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm va hơn 50 lần

Thuyền trưởng Ngô Quốc Tuấn cho biết tàu kiểm ngư 762 là tàu đầu tiên đến thực địa Hoàng Sa nơi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) xâm phạm vùng biển Việt Nam.

Có lúc, tàu kiểm ngư 762 tiến gần chỉ cách giàn khoan này 3,5 hải lý để phát loa, treo băng rôn khẳng định chủ quyền Việt Nam, yêu cầu tàu bảo vệ phía Trung Quốc và giàn khoan rút khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Tàu kiểm ngư 762 bị đâm va tổng cộng hơn 50 lần

Tàu kiểm ngư 762 bị đâm va tổng cộng hơn 50 lần

Do đó, tàu kiểm ngư 762 bị các tàu bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công dữ dội với hàng chục lượt phun, các kiểm ngư viên phải dùng nệm chắn cửa kính để giảm áp lực, thuyền trưởng Tuấn cho biết thêm.

Tuy vậy, tàu kiểm ngư 762 cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm va hơn 50 lần, biến dạng thân vỏ, có vết đâm ở mạn đến mức xé toác cả lớp sắt dày, những cú va chạm mạnh đến nỗi làm rơi cả các tấm đệm mũi của tàu Trung Quốc.

Trong quá trình vào bờ sửa chữa, tàu kiểm ngư 762 còn lai dắt thêm tàu kiểm ngư 703, vốn bị chết máy, hỏng chân vịt vì tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào ống xả, đâm thủng sâu mạn trái và hệ thống lan can, cửa kính, không một chỗ nào còn lành lặn.

Bên cạnh các thiết bị hư hỏng, tàu kiểm ngư 703 còn có 3 kiểm ngư viên bị thương ở đầu, mặt, tay do các mảnh kính văng vào khi tàu Trung Quốc dùng vòi rồng phun xịt. Tuy nhiên, các anh vẫn quyết ở lại thực địa, sát cánh cùng lực lượng chấp pháp Việt Nam thực hiện nhiệm vụ.

CSB nhận được tiếp tế lượng thực trong đêm

Phía Trung Quốc rất thâm hiểm. Mỗi khi hai tàu của ta tiếp cận nhau, chuyển người, chuyển đồ hoặc tiếp tế lương thực, họ tìm cách phá.

Phóng viên có đúng 3 ngày cùng các anh em kiểm ngư viên trên tàu KN 761 trong những ngày căng thẳng ở khu vực giàn khoan phi pháp Hải Dương 981. Giữa Hoàng Sa mịt mùng, ngày đối mặt hiểm nguy, các anh vẫn kiên cường lạc quan, trong khi mỗi người, ai cũng có một câu chuyện rơi nước mắt.

Kiểm ngư 761 là con tàu về muộn nhất trong đợt công tác Biển Đông gần trọn tháng 4 và cũng là con tàu có ít thời gian chuẩn bị nhất khi trở về vào cuối tháng 4 để rồi xuất quân ra vùng biển giàn khoan vào đầu tháng 5.

“KN 761 chỉ trở về vào ngày 30/4 sau khi làm nhiệm vụ gần trọn tháng 4. Chiều 1/5, anh em lại lên đường ra Hoàng Sa từ đó cho đến bây giờ. Nói không phải kể khổ, nhưng đúng là chuẩn bị vội vàng nên lương thực thực phẩm không được phong phú mấy” – thuyền trưởng Hải ái ngại nhìn bữa cơm cá hộp với canh rau ngay ngày đầu chúng tôi lên tàu. Tối hôm sau, chúng tôi được tiếp thực phẩm từ một tàu kéo. Cú tiếp tế lúc 9h tối trong tình thế nguy hiểm.

8h , KN 761 nhận được lệnh nhận lương thực. Phát hiện hai tàu ta đang trờ tới gần nhau, một tàu lớn màu đỏ của Trung Quốc ban ngày nằm “canh” bên KN 761 lập tức khởi động, rọi đèn pha nhoay nhoáy vào ca bin. Hai tàu khác cũng khởi động tới phía tàu kéo của ta nhằm tìm cách chia cắt. Đêm tối, ánh đèn pha loang loáng cả một vùng.
Khoảng cách giữa ánh đèn pha với KN 761 ngày một gần. Tốc độ KN 761 là 5 hải lý/giờ, còn tàu kia lên tới 7 – 8 hải lý/giờ. “Chưa cần tăng tốc, không được biểu hiện sợ hãi trước họ” – thuyền trưởng Hải nhắc.

“Trò chơi” hú còi, pha đèn kéo dài gần 1 tiếng đồng hồ mới kết thúc khi cả KN 761 và tàu kéo cắt đuôi 3 tàu Trung Quốc, bắt đầu cập mạn. Sóng cấp 4, những cú va chạm, nghiến ken két giữa hai mạn tàu. Trong ánh đèn, từng cái bắt tay với giữa hai tàu, từng gói thực phẩm quý được ném sang. “Đủ sức để tiếp tục chiến đấu” – kiểm ngư viên tên Trường xoa tay

“Lương thực được tiếp tế, giờ thì anh em ở bao lâu cũng được. Chỉ thương một số người ở xa…” – anh Hải nói rồi nhìn sang anh Hùng, phụ trách máy.

Quê Hương Khê (Hà Tĩnh), vào công tác Đà Nẵng, gia đình anh Hùng vẫn mỗi người một nơi. Lúc đầu anh định xin cho vợ con vào, nhưng rồi cha mẹ anh già yếu nên động viên vợ cố gắng chịu khó. Từ ngày vào lực lượng kiểm ngư, anh Hùng luôn biền biệt trên biển. Cái điện thoại di động trở thành phương tiện chỉ để xem ảnh vợ con mỗi lúc quá nhớ.

Ngày 30/4, KN 761 cập Đà Nẵng, anh Hùng về quê Hương Khê thăm vợ con sau mấy tháng trời xa cách. Vợ chồng, cha con gặp nhau được chừng 1 tiếng đồng hồ. Điện thoại anh đã réo liên tục: Nhiệm vụ khẩn, yêu cầu trở về chi đội. Những ngày đi biền biệt, không nghe được tiếng chồng, không biết sống chết ra sao, nay lại chỉ được nhìn nhau trong 1 tiếng đồng hồ.

“Nói thật là lúc đó cũng mệt rã rời. Gần tháng trên biển, rồi lắc lư trên xe khách, không ngủ được. Nhưng tội nhất là vợ con. Bà xã anh không khóc, nhưng mắt cứ đỏ hoe, ngân ngấn nước nhìn mình. Chị muốn giữ anh lại mà không nỡ, nhiệm vụ mà. Rồi mấy đứa con, chúng nó cứ quấn lấy chân. Lúc lên tàu, vợ anh mới điện thoại, òa lên nức nở…” – cả căn phòng lặng đi theo lời kể của anh Hùng. Và anh Hùng đi, lại biền biệt những ngày trên biển. Lần này đã khác. Nguy hiểm bội phần.

Ngồi kế bên, anh Nguyễn Văn Viên có tới 3 anh em cùng đang có mặt giữa Hoàng Sa. Hai người bên cảnh sát biển và một của kiểm ngư. Cũng quê Hà Tĩnh, cũng trong cảnh về nhà chưa đầy 1 tiếng lại phải lên đường. Niềm lo lắng trong gia đình anh Viên nhân lên gấp 3.

“Tất cả vì nhiệm vụ. Ở giữa vùng biển trong thời điểm này, chứng kiến sự ngang ngược của Trung Quốc, mới thấy những nỗi niềm riêng của mình chưa là gì cả” – anh Viên nói.

Hôm qua, khi tôi đang ngồi viết những dòng này, thì chuông điện thoại reo. Tiếng của anh Hùng của tàu KN 761: “Bọn anh mới về, tiếp dầu lương thực, phải ra gấp. Rảnh gặp nhau tí”.

Vẫn cương nghị, rắn rỏi nhưng đã vui hơn vì liên lạc về với gia đình, anh kể: “Điện thoại về, vợ và mẹ đều xúc động. Xem tivi thấy quá nguy hiểm. Còn bố anh thì nói, mấy đêm liền ông thức trắng, giờ nghe giọng mình, ông mới bắt đầu ngủ được”. Rất vội vàng, các anh KN 761 cùng nhiều tàu khác lại lên đường.

Các chuyên giá hiến kế có 4 cách kiện Trung Quốc:

Khi xảy ra tranh chấp, các bên được quyền tự do lựa chọn một hoặc các phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) theo phụ lục VI, Tòa án công lý quốc tế (ICJ), Hội đồng trọng tài thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS hoặc Hội đồng trọng tài đặc biệt theo phụ lục VIII (điều 287 UNCLOS). Điều này đồng nghĩa với việc có thể vừa kiện Trung Quốc ra ITLOS, vừa kiện ra Hội đồng trọng tài theo phụ lục VII hoặc tiếp tục khởi kiện ra ICJ hoặc Hội đồng trọng tài đặc biệt.

Tuy nhiên, Việt Nam cần lường trước việc Trung Quốc có thể trả đũa. Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trả đũa các vụ kiện bằng các biện pháp kinh tế. Việt Nam nên có các biện pháp bảo vệ mình khi Trung Quốc tìm cách giảm giao thương hay rút các doanh nghiệp khỏi Việt Nam.  

Bộ Ngoại giao trả lời về biên giới đất liền với Trung Quốc

Trong một diễn biến khác, tại cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Việt Nam, trả lời câu hỏi liên quan đến việc trong nhiều ngày vừa qua, mạng xã hội đưa nhiều thông tin quân đội Trung Quốc đưa quân, xe tăng đến gần biên giới Việt Nam. Việt Nam có nhận được thông tin này và có giải pháp gì? Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia khẳng định, hoạt động giao thương ở biên giới vẫn diễn ra bình thường. "Chúng tôi chưa nhận được thông tin nào liên quan câu hỏi của bạn. Đó là thông tin không chính xác. Trong cuộc gặp hai thứ trưởng vừa qua, hai bên đã thống nhất không sử dụng biện pháp vũ lực để giải quyết bất đồng", ông Hải nhấn mạnh trước báo giới.

Tàu Trung Quốc hung hăng hơn

Cục Kiểm ngư cho biết, các tàu Trung Quốc phản ứng mạnh và nguy hiểm hơn trong ngày 24/5, nhưng các tàu chấp pháp của Việt Nam vẫn hoạt động theo nhóm, đồng loạt cơ động, kiên trì đấu tranh, tiến vào gần và áp sát giàn khoan ở khoảng cách 5,5 – 6,5 hải lý để tuyên truyền. Thậm chí có lúc ta đã đã áp sát giàn khoan ở khoảng cách 3,7 hải lý.

Khi phát hiện các tàu Việt Nam gặp hư hại, các tàu của Trung Quốc tổ chức thành các tốp liên tục dồn ép với tốc độ cao với chủ đích triệt hạ tàu chấp pháp của Việt Nam.

Tin tức ngày 24/5, tại khu vực Nam - Đông Nam giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, các tàu Ngư chính, Hải cảnh của Trung Quốc tiếp tục có nhiều hành động khiêu khích, tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam ở khoảng cách cách giàn khoan Hải Dương 981 từ 8-10 hải lí.

Các tàu Hải cảnh, Ngư chính, tàu dịch vụ lai dắt của Trung Quốc tiếp tục thực hiện các hành vi hung hăng hiếu chiến trước các tàu chấp pháp của Việt Nam như phun vòi rồng áp lực cao gây hư hại các thiết bị thông tin, điện máy, đâm va tốc độ cao nhằm gây hư hỏng chấn động kết cấu của tàu.

Tình hình biển Đông mới nhất

Tàu Trung Quốc 3411 theo sát tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003. Ảnh: Nguyễn Huy.

Ngày 24/5, tại khu vực Nam Đông Nam giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, các tàu ngư chính, hải cảnh của Trung Quốc tiếp tục có nhiều hành động khiêu khích, tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam ở khoảng cách cách giàn khoan Hải Dương 981 từ 8-10 hải lí. 

Cụ thể, 7h cùng ngày khi cách già khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép 8 hải lí, tàu Ngư chính số hiệu 31001 và Hải cảnh 37101 của Trung Quốc gia tăng tốc độ dùng vòi rồng uy hiếp tàu Kiểm ngư 770 của Việt Nam.

Theo quan sát của phóng viên Tiền Phong tại thực địa các tàu Hải cảnh, Ngư chính, tàu dịch vụ lai dắt của Trung Quốc tiếp tục thực hiện các hành vi hung hăng hiếu chiến trước các tàu chấp pháp của Việt Nam như phun vòi rồng áp lực cao gây hư hại các thiết bị thông tin, điện máy, đâm va tốc độ cao nhằm gây hư hỏng chấn động kết cấu của tàu.

Đặc biệt khi phát hiện các tàu Việt Nam gặp hư hại thì các tàu của Trung Quốc tổ chức thành các tốp liên tục dồn ép với tốc độ cao với chủ đích triệt hạ tàu chấp pháp của Việt Nam. Không chỉ vậy, vào ban đêm các tàu hải cảnh, ngư chính, lai dắt đẩy ủi của Trung Quốc tổ chức thành nhóm gồm 3-4 tàu liên tục dùng đèn pha công suất lớn, pha mặt biển hú còi ép đuổi một tàu chấp pháp của Việt Nam.

Trái với các hành động đầy khiêu khích, hiếu chiến của các tàu Trung Quốc, các tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư của Việt Nam luôn kiên trì tuyên truyền đấu tranh nhằm buộc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam, chủ động tránh đối đầu không đẩy tình hình biển đông căng thằng.

Theo Tiền phong

Cái bẫy của Trung Quốc ở giàn khoan HD 981

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Đột kích điểm nóng kinh doanh tại TP.HCM và phát hiện hàng chục ngàn sản phẩm giả mạo
  • “Đóng gói ký ức” của Tạ Bạch Dương
  • Người tù thông minh
  • Hải quan Việt Nam
  • Tiêu hủy 300kg lòng lợn biến màu xanh, bốc mùi hôi thối
  • RAL bị truy thu và phạt thuế hơn 4,6 tỷ đồng
  • Hải quan CK Thanh Thủy triển khai tốt thủ tục HQĐT
  • Tết quê mình