【xem bong da trưc tiếp】Phát huy tiềm năng Đông y
15 năm thực hiện Chỉ thị số 24 ngày 4-7-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X “về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”,ềmnăngĐxem bong da trưc tiếp hoạt động Đông y tại tỉnh đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nền Đông y của tỉnh vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy đúng mức...
Đẩy mạnh kết hợp Đông – Tây y giúp đem lại nhiều hiệu quả trong việc khám, và điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Nên đẩy mạnh phối hợp Đông - Tây y trong khám và điều trị bệnh
Những năm qua, hệ thống khám, chữa bệnh bằng Đông y đã từng bước hoàn thiện trên toàn tỉnh. Đến nay, hoạt động Đông y đã được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh; 6/8 trung tâm y tế, 3 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và 75/75 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Giai đoạn 2008-2022, có hơn 1,25 triệu lượt bệnh nhân khám và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, hốt trên 3,37 triệu thang thuốc. Điều trị bằng châm cứu, xoa bấm huyệt, tập dưỡng sinh,… cho hơn 2,52 triệu lượt bệnh nhân trong và ngoài tỉnh. Số lượt bệnh nhân điều trị và số thang thuốc hiện nay đã tăng gấp đôi so với năm 2008.
Tại huyện Phụng Hiệp, mỗi ngày có khoảng 100 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh bằng phương pháp Đông - Tây y kết hợp ở Khoa Y học cổ truyền, Trung tâm Y tế huyện và các trạm y tế xã, thị trấn. Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại với các loại thuốc tây, người bệnh còn được dùng thêm các bài thuốc Đông y và áp dụng một số phương pháp như châm cứu, bấm huyệt, cấy chỉ,… theo phác đồ điều trị của từng bệnh nhân để nâng cao hiệu quả khám, chữa bệnh. Nhờ đó, những năm gần đây, Trung tâm Y tế huyện không chỉ điều trị cho người dân tại địa phương mà còn tiếp nhận nhiều bệnh nhân từ các tỉnh khác như Kiên Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp,…
Từng có tiền sử bệnh tai biến cách đây hơn nửa năm, ông Nguyễn Văn Mẫn, ở ấp Tân Phú A2, thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, đã điều trị khỏi bệnh bằng phương pháp Tây y. Tuy nhiên, dạo gần đây, do đi ruộng nhiều và làm những công việc nặng nhọc, ông Mẫn có dấu hiệu tê mỏi, đau nhức trở lại. Vì vậy, ông quyết định nhập viện tại Khoa Y học cổ truyền, Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp để điều trị. “Hai ngày qua, tôi châm cứu kết hợp thêm uống các loại thuốc, vậy mà thấy khỏe hơn nhiều lắm. Tôi thấy phương pháp này hay nên sẽ tiếp tục theo để khỏe hẳn luôn”, ông Mẫn chia sẻ.
Đông y đã và đang mang lại nhiều hiệu quả trong việc khám, chữa bệnh cho người dân. Tuy nhiên, những năm qua, hoạt động này vẫn chưa thực sự ứng dụng sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Trong tổng số 2.590 giường bệnh hiện có tại các cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa trong tỉnh, chỉ có 189 giường bệnh dành cho việc khám, điều trị bằng y học cổ truyền. Theo Quyết định số 362 ngày 11-3-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống Bệnh viện y học cổ truyền toàn quốc giai đoạn 2014-2025, Hậu Giang có trong danh sách các bệnh viện y học cổ truyền ưu tiên đầu tư giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, đến nay, dự án này vẫn chưa thể triển khai. Không có cơ sở chuyên khoa đầu ngành, khiến việc chỉ đạo tuyến và chuyển giao kỹ thuật trong khám, chữa bệnh bằng Đông y gặp nhiều khó khăn. Công tác nghiên cứu khoa học về y học cổ truyền còn hạn chế. Các bài thuốc hay, hiệu quả trong Đông y vẫn chưa được thừa kế, ứng dụng nhiều trong thực tiễn,… Do đó, Đông y chưa thể hiện được hết giá trị đối với việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ người dân. Phát huy tiềm năng của Đông y, đẩy mạnh phối hợp Đông - Tây y trong khám và điều trị bệnh là những điều cần thiết ở giai đoạn tới.
Đông y có thể tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội ?
Đông y là một bộ phận quan trọng của ngành y tế. Thời gian qua, Đông y đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào việc khám, chữa bệnh. Trên thực tế, Đông y còn có tiềm năng trong các lĩnh vực khác. Theo ông Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam: “Nền Đông y hiện nay đang ngày càng mở rộng ra. Ngoài việc khám, chữa bệnh, Đông y còn đang phát triển mạnh việc bào chế, sản xuất các loại thuốc để đem lại thẩm mỹ và sức khỏe cho người dân. Đông y hiện nay cũng gắn liền với việc phát triển dược”.
Hậu Giang được đánh giá là một địa phương có nhiều thế mạnh về dược liệu. Theo nghiên cứu, nguồn gen cây dược liệu của tỉnh hiện khá phong phú với 14 loài cho tinh dầu (mù u, tràm,…) và nhiều loài dược liệu quý, có giá trị khoa học, giá trị ứng dụng như cà na, xuyên tâm liên, rau đắng đất, diệp hạ châu, ô dược nam… Các loài cây này có thể tìm thấy sau vườn, trong rẫy, ngoài ruộng và được người dân tận dụng khi có nhu cầu. Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng hiện là nơi tập trung, bảo tồn nhiều loại cây dược liệu của tỉnh.
75/75 trạm y tế tại tỉnh đều có vườn thuốc nam mẫu và hướng dẫn cho người dân trồng tại địa phương. Khuyến khích người dân sử dụng thuốc nam theo phương châm “Thầy tại chỗ, thuốc tại vườn, điều trị tại nhà”, tăng nguồn thuốc tự túc trong phòng và trị bệnh. Tại huyện Châu Thành A, huyện Phụng Hiệp, thành phố Vị Thanh, một số hộ dân đã trồng các loại cây thuốc với diện tích từ 5.000-6.000m2 để kinh doanh hoặc cung cấp cho các cơ sở khám, chữa bệnh từ thiện bằng Đông y. Trên thực tế, cây dược liệu rất giàu tiềm năng để trồng, giúp phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch. Thế nhưng, tiềm năng này chưa được khai thác hết.
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết: Trên tinh thần quy hoạch tỉnh đã phê duyệt, chúng tôi rà soát lại kế hoạch triển khai hàng năm về định hướng phát triển lĩnh vực nông nghiệp và du lịch. Chúng tôi sẽ đan xen lồng ghép xây dựng kế hoạch, đưa nhiệm vụ phát triển y học cổ truyền, chuỗi dược liệu kết hợp với nông nghiệp và du lịch. Xây dựng mô hình trồng những cây dược liệu vừa phù hợp để phục vụ sức khỏe, vừa phục vụ du khách và phục vụ cho việc sản xuất thức ăn dinh dưỡng. Đây là những điều mà chúng tôi hết sức tâm đắc.
Hậu Giang nên quan tâm phát triển dược liệu và thuốc
Ông Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, hiến kế: “Hậu Giang là một tỉnh nông nghiệp, vì vậy nên quan tâm tới y học cổ truyền bằng việc phát triển về dược liệu và thuốc. Xây dựng toàn bộ quy hoạch dược liệu bản địa của tỉnh và thế mạnh dược liệu cần lưu tâm. Nếu Hậu Giang xây dựng được một nhà máy, một trung tâm công suất lớn về thực phẩm dinh dưỡng để phục vụ được bà con trong tỉnh và trong cả nước sẽ mang lại giá trị gia tăng và nguồn thu nhập cho người dân. Từ đó, đưa Đông y tham gia sâu hơn vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”. |
Bài, ảnh: ĐANG THƯ
(责任编辑:Thể thao)
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·Cảnh sát khám xét nhà nữ nghi can tra tấn cô gái ở Kon Tum
- ·Hơn 120 năm tù cho 7 bị cáo trong vụ án giết người đốt xe
- ·Tổng thống Biden mong muốn thăm chính thức Việt Nam
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·TS Đặng Xuân Thanh tạm thời phụ trách Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
- ·Nữ sĩ quan đầu tiên của lực lượng Công an nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình
- ·Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1
- ·Bắt tạm giam nguyên nhân viên bưu điện tham ô hơn 2,3 tỉ đồng
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Thủ tướng yêu cầu tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng
- ·Việt Nam kêu gọi chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình ở Ukraine
- ·Những trường hợp cán bộ, công viên chức được tăng lương thêm 0,8 lần
- ·Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
- ·Thủ tướng phê bình bộ ngành, địa phương giải ngân thấp, yêu cầu làm cả ngày đêm
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc
- ·Hà Tĩnh phấn đấu đạt mục tiêu “mạnh về biển, giàu từ biển”
- ·Lưu giữ ảnh mãi mãi với Google PhotoScan
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc