【lịch atalanta】Đổi mới đơn vị sự nghiệp công: Sớm tính đủ giá, phí dịch vụ
Năm 2018 tính đủ các chi phí giá dịch vụ
Đây là nội dung chưa được Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giải quyết được.
Để khắc phục, dự thảo Nghị định đã quy định các điều về giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, danh mục dịch vụ sự nghiệp công; đồng thời phân định dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN và dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí NSNN.
Theo đó, đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí NSNN, đơn vị được tự xác định giá dịch vụ theo nguyên tắc thị trường.
Còn loại dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN, Nhà nước ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công và nhà nước định giá; đồng thời quy định lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công để phù hợp với khả năng của NSNN và thu nhập của người dân.
Cách tính được thực hiện theo lộ trình như sau: Đến năm 2015, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định).
Đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định).
Năm 2018, sẽ tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
Dự thảo Nghị định cũng quy định đối với một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục phí được thu phí theo các quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Hiện nay, một số sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công, nhà nước vẫn duy trì chính sách định giá thấp hơn chi phí cần thiết cung cấp dịch vụ như học phí, giá dịch vụ khám, chữa bệnh… nên dẫn đến nhà nước hỗ trợ qua giá đối với tất cả các đối tượng được sử dụng dịch vụ sự nghiệp công, không phân biệt đối tượng giàu, nghèo, có mức thu nhập khác nhau.
Trong cuộc họp lấy ý kiến của Chính phủ về dự thảo Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, trọng tâm thực hiện đổi mới cơ chế tài chính sự nghiệp công là xây dựng giá, phí dịch vụ sự nghiệp công theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp nói chung, đồng thời chấp nhận giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả.
Giao quyền tự chủ dựa trên mức độ tự chủ nguồn thu
Về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, dự thảo Nghị định mới cũng bổ sung quy định: Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công sẽ dựa trên mức độ tự chủ nguồn thu sự nghiệp (tính tổng thể các nguồn thu của đơn vị, bao gồm cả nguồn NSNN); các đơn vị tự chủ cao về nguồn tài chính thì được giao quyền tự chủ tài chính cao và ngược lại.
Quy định này nhằm khuyến khích các đơn vị tự chủ thấp phấn đấu tăng nguồn thu để được mức tự chủ cao hơn. Theo đó, dự thảo Nghị định quy định tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp theo các mức độ như sau: Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí); Tự chủ tài chính đối với đơn vị được nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp).
Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng bổ sung quyền tự chủ trong đầu tư của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Để tạo điều kiện khuyến khích các đơn vị có đủ khả năng thực hiện chế độ tự chủ toàn diện về chi thường xuyên và chi đầu tư, dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định về quyền tự chủ trong đầu tư của đơn vị như sau:
Đơn vị được tự chủ trong chi đầu tư từ nguồn NSNN (nếu có), Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Đơn vị được chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, sau khi danh mục dự án đầu tư được phê duyệt, đơn vị được quyết định dự án đầu tư.
Nhà nước có chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước; hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng trong trường hợp đơn vị có phương án hoạt động hiệu quả.
NSNN tiếp tục bố trí vốn để thực hiện các dự án đầu tư dở dang có sử dụng nguồn vốn ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- ·Bệnh nhân nhiễm covid
- ·Cho vay gói 30.000 tỷ: Chú ý thông tin về lãi suất
- ·Cơ quan an ninh điều tra truy tìm người bị tố cáo tung tin bịa đặt về Sacombank
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·TKV phủ nhận nhập than Trung Quốc giá cao
- ·Ăn loại quả quen thuộc 3
- ·Hiệp định TPP
- ·Sách Phật giáo: Những tác giả quen thuộc tiếp tục thu hút độc giả
- ·Khởi tố Phó Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất
- ·Lễ trao giải cuộc thi “Tôi khoẻ đẹp hơn 2024” vinh danh 12 cá nhân xuất sắc
- ·Tổng bí thư, Chủ tịch nước gửi thư chúc mừng Tổng thống Nga Putin
- ·Việt Nam không có thêm ca mắc Covid
- ·Thêm bệnh nhân Covid ra viện, TP.HCM chỉ còn 1 ca mắc đang điều trị
- ·Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- ·Thông tin về 18 ca Covid
- ·25 người nhập viện do ngộ độc thực phẩm ở Tuyên Quang
- ·Hợp tác Pháp – Việt trong lĩnh vực dược phẩm, chăn nuôi
- ·Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- ·Vì sao nữ bệnh nhân Covid