【querétaro đấu với juarez】Bố mẹ phải làm gương cho con trong việc sử dụng điện thoại thông minh
VHO- Chỉ ít ngày nữa là đến kỳ nghỉ hè của học sinh,ốmẹphảilàmgươngchocontrongviệcsửdụngđiệnthoạithôquerétaro đấu với juarez không ít cha mẹ tỏ ra lo lắng khi không biết kiểm soát việc sử dụng Internet và mạng xã hội của con em mình như thế nào cho tốt, hiệu quả; phòng ngừa những mặt tiêu cực cũng như định hướng cho các con hướng tới những mặt tích cực.
Không thể phủ nhận internet, mạng xã hội và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp giới trẻ trở thành đại diện cho một thế hệ công dân số, công dân toàn cầu với rất nhiều cơ hội học tập tốt hơn, trong môi trường giáo dục hiện đại hơn so với các thế hệ trước. Nhưng sử dụng Internet và mạng xã hội như thế nào để phòng tránh những vấn đề đang nổi cộm hiện nay như bạo lực, lừa đảo qua mạng, hay tham gia các trò chơi bạo lực, không lành mạnh gây trầm cảm, tổn thương, sợ hãi và sao nhãng việc học tập…
TS. Liat Rockah Zimroni (ngoài cùng bên trái) giao lưu cùng học sinh Trường THCS Nguyễn Phong Sắc
Tất cả những vấn đề này đã được đặt ra tại buổi toạ đàm “Công dân số, rủi ro và cơ hội” diễn ra ngày 18.5 tại Trường THCS Nguyễn Phong Sắc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) với sự tham gia của nhiều diễn giả đang làm việc các công ty công nghệ hàng đầu, đặc biệt là TS. Liat Rockah Zimroni đến từ Israel. Chương trình được tổ chức bởi sự phối hợp giữa Công ty IP Vision, AZ Việt Nam và CLB Stem của Trường THCS Nguyễn Phong Sắc.
Tại buổi toạ đàm, các em học sinh tuổi THCS của Trường đã chia sẻ những mặt tích cực mà công nghệ mang lại như các ứng dụng công nghệ giúp các bạn trong lớp có thể kết nối, giao lưu cùng lúc ngay cả khi ở nhà, tìm tài liệu, mở rộng không gian học tập, cập nhật thông tin mang lại sự tự tin hơn trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó, một thực tế là các em đã tiêu tốn quá nhiều thời gian, thậm chí 6 giờ/ngày cho việc sử dụng máy tính và điện thoại thông minh…
Đề cập đến những cơ hội, bên cạnh đó là những rủi ro trên internet mà nhiều khi trẻ, thậm chí phụ huynh không thể lường trước được, TS Liat Rockah Zimroni cho rằng một trong những vấn đề đó chính là “nghiện” internet, điện thoại thông minh. “Điện thoại càng thông minh, càng nhiều chức năng thì càng nghiện. Dấu hiệu nghiện là sau khi dùng điện thoại thấy bồn chồn, bối rối. Do vậy người sử dụng cần đặt giới hạn cho chính mình và con cái mình, chẳng hạn là tối đa 2 giờ/ngày. Điều này sẽ ngăn chặn những nguy hại mà internet và mạng xã hội mang tới. Nhưng đặt ra nguyên tắc cho con cái thì chính bản thân phụ huynh phải tuân thủ nguyên tắc để làm gương cho trẻ”, TS, chuyên gia giáo dục của đất nước Israel chia sẻ.
Có thể thấy rõ ràng rằng, ở thế hệ trước, khi trẻ đi ra khỏi nhà thì phụ huynh có thể dễ dàng kiểm soát được trẻ đi đâu, làm gì, tiếp xúc với ai… Nhưng giờ đây, trẻ có thể làm việc đó ngay cả khi ngồi trong nhà và sử dụng mạng xã hội. Lúc này, phụ huynh sẽ khó khăn hơn trong việc nắm bắt và ngăn chặn những nguy hại có thể xảy ra với con mình. Bà Zimroni khuyến cáo, cha mẹ phải xây dựng mối quan hệ cởi mở với con để chúng chia sẻ về những mối quan hệ trên mạng xã hội, có tác động như thế nào đến chúng. Nghệ thuật ở đây là trẻ thấy được cha mẹ quan tâm, thú vị khi nói chuyện như với bạn bè của mình, khi đó chúng sẽ chia sẻ về những vấn đề gặp phải khi sử dụng internet, từ đó phụ huynh sẽ nhận thức được và có thể hỗ trợ trẻ khi có rủi ro.
T.S Liat Rockah Zimroni – tác giả cuốn sách Cha mẹ Do Thái dạy con: Nghệ thuật nuôi dạy con trẻ hiện đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam với chương trình trong Chương trình dự án truyền thông “Ngăn chặn bạo lực và xâm hại xâm lấn học đường” do Công ty Cổ phần IP Vision tổ chức. Theo thống kê của Ngành Công an chỉ trong quý I/2019 có 310 vụ bạo lực học đường trên toàn quốc, chủ yếu là ở lứa tuổi THCS và THPT. Xung đột bạo lực diễn ra giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh hoặc ngược lại và thậm chí phụ huynh với học sinh và giáo viên. Tuy nhiên con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và gây gia tăng áp lực, stress cho học sinh, giáo viên trong nhà trường.
Tiến sĩ Liat Rockah Zimroni là người đã thực hiện hơn 3000 giờ giảng dạy và đào tạo cho các giáo viên, chuyên viên ngành giáo dục và các bậc phụ huynh; và cũng là người đã sáng tạo ra phương pháp Kỷ cương trong yêu thương – phương pháp giáo dục được công nhận bởi Bộ Giáo Dục Israel, mang tính áp dụng thực tiễn đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn và bài trừ các vấn đề về xâm hại học đường. Ngoài chương trình tại Trường THCS Nguyễn Phong Sắc, tác giả cuốn sách Cha mẹ Do Thái dạy con: Nghệ thuật nuôi dạy con trẻ sẽ tiếp tục tham gia Tọa đàm “Ngăn chặn bạo lực học đường – Kỷ cương trong Yêu thương” vào ngày 22.5 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dành cho hơn 600 đối tượng là các cán bộ giáo viên, lãnh đạo quản lý các ban ngành liên quan.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Chủ tịch Cuba: “Mối quan hệ Việt Nam và Cuba sẽ luôn đặc biệt“
- ·Thủ tướng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
- ·Bắt buộc lắp cabin điện tử, chi phí học lái xe 2023 sẽ tăng cao
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Công an TP.HCM rà soát hơn 600 đối tượng cho vay nặng lãi
- ·Cục Đăng kiểm: Cấp giấy kiểm định cho xe mắc lỗi không ảnh hưởng đến an toàn
- ·‘Không thể điều chỉnh giá điện như chu kỳ giá xăng’
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Bắc Ninh: 100% thủ tục hành chính được giải quyết đúng hạn
- ·Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- ·Năm 2020: Hoàn thiện thể chế để nâng cao vị thế của DATC
- ·Chủ tịch Hà Nội nghiêm cấm cán bộ ‘giải cứu’ lái xe vi phạm nồng độ cồn
- ·Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt, vượt Thái Lan và Ấn Độ
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc: Doanh nghiệp kỳ vọng
- ·Nhiều giờ giành giật sự sống cứu bệnh nhân bị u thần kinh khổng lồ
- ·Thống nhất phương án nghỉ trước Tết Nguyên đán 2 ngày
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Khoan xoáy nước để đẩy nhanh tiến độ cứu nạn cháu bé rơi xuống ống bê tông