【bxh 2 han quoc】Xét xử nguyên Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình và các đồng phạm
Các bị cáo nêu trên đã không thực hiện đúng,étxửnguyênPhóThốngđốcNHNNĐặngThanhBìnhvàcácđồngphạbxh 2 han quoc đầy đủ nhiệm vụ được phân công, để cho Phạm Công Danh và các đồng phạm tùy tiện rút tiền, sử dụng tiền trái pháp luật mà không chủ động có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của Phạm Công Danh, gây thiệt hại lớn cho VNCB.
Theo đó, cùng với bị cáo Đặng Thanh Bình (nguyên Phó Thống đốc NHNN), 4 bị cáo khác là thành viên Tổ giám sát NHNN đặt tại Ngân hàng Đại Tín cùng bị đưa ra xét xử gồm có: Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN chi nhánh Long An, Tổ trưởng giám sát Ngân hàng VNCB); Hà Tấn Phước (nguyên Phó giám đốc NHNN chi nhánh Long An, nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát NHNN tại VNCB); Phạm Thế Tuân (nguyên Tổ phó Tổ giám sát VNCB, Phó Giám đốc Vietcombank chi nhánh TP.HCM, thành viên HĐTV VNCB) và Ngô Văn Thanh (nguyên Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An, Tổ viên tổ giám sát VNCB).
Trong phần thủ tục phiên tòa, thư ký công bố có tất cả 13 luật sư tham gia bào chữa cho 5 bị cáo, trong đó có luật sư Trương Thị Minh Thơ (nguyên thẩm phán TAND Cấp cao tại TP HCM), Vũ Phi Long (nguyên Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM), Phan Trung Hoài (Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam)…
Tòa cũng triệu tập hai bị án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB) và Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB) để làm rõ một số tình tiết quan trọng. Cùng với đó, Tòa cũng triệu tập 12 cá nhân thuộc Tổ Giám sát NHNN đặt tại VNCB ở các giai đoạn khác nhau, gồm có:
Bà Bùi Thị Phương (Phó Trưởng phòng 1 thuộc Vụ 6 Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN); bà Trần Thu Hồng (phó Trưởng phòng quản lý rủi ro tín dụng Vietcombank chi nhánh TP.HCM); ông Hà Ngọc Minh (Phó trưởng phòng kế toán Vietcombank Long An); ông Trần Kiều Minh (cán bộ Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN); bà Trần Thị Hòa (Trưởng phòng 6 thuộc Vụ 6 cơ quan Thanh tra giám sát NHNN);
Bà Phạm Thị Thanh Vân (Thanh tra viên NHNN TP.HCM); ông Trần Mạnh Hùng (Phó trưởng phòng Vụ 1 Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN); ông Huỳnh Tấn Phục (Thanh tra viên NHNN TP.HCM); ông Lê Đức Khôi (cán bộ Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN); ông Quách Minh Trung (Trưởng phòng khách hàng cá nhân Vietcombank Long An); ông Lê Ngọc Hải (Cán bộ NHNN chi nhánh Long An); ông Đặng Văn Thảo (nguyên Phó chánh thanh tra cơ quan Thanh tra giám sát NHNN).
Bị cáo Đặng Thanh Bình - nguyên Phó Thống đốc NHNN. Ảnh: N. Hiền |
Ngoài ra, TAND TP HCM còn triệu tập đại diện NHNN, cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, đại diện NHNN chi nhánh Long An, đại diện Ngân hàng VNCB (nay là Ngân hàng CB).
Tại phiên tòa ngày 25/6, Luật sư Phạm Văn Đàm, đại diện nhóm luật sư bào chữa cho bị cáo Đặng Thanh Bình trình bày ý kiến đề nghị HĐXX triệu tập bà Nguyễn Thị Hòa (nguyên Vụ trưởng Vụ 6 cơ quan Thanh tra giám sát NHNN). Theo luật sư Đàm, bà Hòa là người trực tiếp chỉ đạo thẩm định tái cơ cấu VNCB và năng lực quản trị của nhóm cổ đông Phạm Công Danh.
Luật sư Đàm cũng đề nghị làm rõ tư cách của ông Tạ Thành Long. Cụ thể, trong vụ án này, ông Long có vai trò là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhưng tại phiên tòa hôm nay, ông Long lại có mặt với tư cách là đại diện NHNN là không phù hợp.
Ngoài ra, luật sư Đàm cũng đặt vấn đề về việc HĐXX cần có hướng dẫn cho luật sư trong việc sử dụng các tài liệu mật.
Luật sư Trương Thị Minh Thơ cũng trình bày, nhiều tài liệu mật đến nay vẫn chưa có văn bản giải mật. Do đó, luật sư Thơ đề nghị giải mật các tài liệu này để sử dụng trong quá trình tham gia tố tụng tại tòa.
Sau khi hội ý, HĐXX cho biết, về yêu cầu triệu tập bà Nguyễn Thị Hòa, trong phạm vi phiên xét xử này, HĐXX chỉ xem xét hành vi của bị cáo Đặng Thanh Bình tại tổ giám sát chứ không xem xét đến hành vi tái cơ cấu các ngân hàng. Trong quá trình xét xử nếu có phát sinh, HĐXX sẽ tiến hành triệu tập bà Hoà sau.
Về tư cách tham gia tố tụng, HĐXX đã làm rõ tư cách của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng như người làm chứng. Trong quá trình xét xử nếu có vấn đề phát sinh, HĐXX sẽ xem xét.
Về đề nghị giải mật các tài liệu hồ sơ, vấn đề này không thuộc phạm vi trách nhiệm của HĐXX mà phải theo quy định của Chính phủ. Tòa lưu ý các luật sư cần nghiên cứu các quy định của Chính phủ về vấn đề này để sử dụng cho phù hợp...
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, các bị cáo Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân và Ngô Văn Thanh thuộc Tổ giám sát NHNN đặt tại VNCB đã được NHNN giao nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định số 12/QĐ-NHNN ngày 14/2/2012 được chủ động tiếp cận không hạn chế mọi tài liệu, hồ sơ, thông tin, hệ thống phần mềm của Ngân hàng Đại Tín; yêu cầu Đại Tín báo cáo, cung cấp tài liệu; làm việc với mọi cấp cán bộ của Đại Tín; đối chiếc trực tiếp với khách hàng, chủ nợ, đối tác. Các bị cáo cũng được quyền đề nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ những hoạt động không phù hợp với quy định của pháp luật, giám sát trước khi chuyển tiền bằng hoạt động có ý kiến đối với các giao dịch có giá trị quy đổi từ 5 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên, các bị cáo đã không thực hiện, thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao dẫn đến Phạm Công Danh các đồng phạm đã rút tiền của Ngân hàng Đại Tín bằng các hành vi trái quy định để sử dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng. Trong đó, Hà Tấn Phước có trách nhiệm liên quan đối với số tiền thiệt hại 3.455 tỷ đồng, Lê Văn Thanh có trách nhiệm liên quan với số tiền 6.591 tỷ đồng, Phạm Thế Tuân có trách nhiệm với số tiền thiệt hại 3.455 tỷ đồng, Ngô Văn Thanh có trách nhiệm liên quan với số tiền hại là 10.046 tỷ đồng. Đối với bị cáo Đặng Thanh Bình, bị cáo được NHNN giao nhiệm vụ phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, vụ Pháp chế. Với nhiệm vụ này, ông Bình có trách nhiệm chỉ đạo tái cơ cấu những ngân hàng hoạt động yếu kém. Thực hiện chủ trương này, vào năm 2012, một tổ giám sát được thành lập để giám sát đối với những hoạt động tại VNCB và ông Bình được bầu làm tổ trưởng. Kết quả điều tra có đủ căn cứ kết luật bị cáo đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, không thực hiện đúng phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín do chính NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ. Bị cáo Bình đã không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm đảm bảo tính đúng đắn, chính xác đối với thực trạng và năng lực tài chính của nhóm Phạm Công Danh, mà vẫn quyết định để Phạm Công Danh tham gia quản lý, nắm giữu cổ phần chi phối để điều hành Ngân hàng Đại Tín, tạo điều kiện cho Phạm Công Danh sử dụng Ngân hàng Đại Tín như một phương tiện để thực hiện các hành vi phạm tội, gây ra các hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. |
.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nghỉ dưỡng thai sản mà lại bị trừ lương?
- ·Công nghiệp bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP. Hồ Chí Minh
- ·Triển khai thi hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh, động viên công nghiệp
- ·Những loại gia vị rừng 'rẻ như cho' bỗng trở nên đắt đỏ
- ·Giá vàng nhẫn ‘vượt mặt’ vàng miếng SJC
- ·10 năm, hoạt động của các lò giết mổ mới đi vào quy củ
- ·Người dân cần chủ động lấy hóa đơn sau từng lần mua xăng dầu
- ·TKV khẳng định vị thế một trong 3 trụ cột năng lượng quốc gia
- ·Chi bộ Công ty Cổ phần Quản lý Vận hành Nguyễn An kết nạp 2 đảng viên mới
- ·Cây vải u hồng đặc biệt, từng giúp chủ kiếm 7 lượng vàng 1 vụ
- ·Cúi đầu lạy mẹ
- ·Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc
- ·Tổng cục Thuế bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thuế Doanh nghiệp lớn
- ·VNPT tung gói cước Internet tốc độ khủng 'chiều lòng' doanh nghiệp
- ·Giá vàng hôm nay, 8/2: Vàng thế giới đảo chiều đi xuống
- ·TP. Hải Phòng: Nhiều chỉ tiêu thu nội địa 4 tháng tăng khá so với cùng kỳ
- ·Cục Hải quan Hà Nội hướng tới kiểm tra tính tuân thủ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
- ·Tiêu thụ điện kỷ lục, TP.HCM thực hiện ngay 'mở đèn trễ, tắt đèn sớm'
- ·Chọn 3 tỷ, em dứt tình với tôi
- ·Hải quan cửa khẩu Lào Cai thông quan hơn 34 tấn sầu riêng xuất khẩu