【lịch thi đấu c một】Điều chỉnh tỷ giá nhân dân tệ: Chưa tác động tới dệt may, da giày
Tỷ giá USD cứu nguy
Trước diễn biến phức tạp của việc điều chỉnh tỷ giá nhân dân tệ, các DN dệt may cũng như da giày được khuyến cáo phải bám sát tình hình để có những phương án ứng phó hợp lý. Nguyên nhân là theo tính toán của nhiều DN và Hiệp hội, Việt Nam mới đáp ứng được 30% nhu cầu nguyên phụ liệu trong nước, còn lại phải đi NK, trong đó phần lớn từ nước láng giềng Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều DN trong 2 ngành này đều cho rằng, việc mua bán với bạn hàng Trung Quốc hiện được giao dịch hoàn toàn bằng đồng USD nên không chịu nhiều ảnh hưởng. Theo ông Nguyễn Ngọc Lượng, Giám đốc Công ty TNHH da giày Phong Châu, Công ty đã cố gắng duy trì ở mức 70% nguyên phụ liệu trong nước, 30% NK từ Trung Quốc. Hơn nữa do thanh toán bằng USD nên mức độ ảnh hưởng không còn đáng kể. Bên cạnh đó, DN lại đang được lợi trong XK khi tỷ giá USD được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng.
Cũng với cách làm tương tự, ông Phí Ngọc Trịnh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần may Hồ Gươm cho hay, phần lớn các mặt hàng của Công ty là làm gia công, được phía khách hàng cung cấp nguyên phụ liệu từ đầu đến cuối nên Công ty chỉ phải lo sản xuất cho đúng tiến độ mà thôi.
Nói thêm về vấn đề này, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội da giày - túi xách Việt Nam cho biết, các DN chịu ảnh hưởng không đáng kể do luôn NK bằng USD, tuy nhiên, hoạt động NK nguyên phụ liệu hiện khá cầm chừng, DN không còn lưu kho sản phẩm vì vẫn phải nghe ngóng biến động khó lường của tỷ giá. Bên cạnh đó, các hợp đồng mua bán đều được ký trước 6 tháng, giá cả đã chốt trước đó nên để thấy tác động rõ rệt nhất cần phải chờ đến đầu năm 2016.
Chính từ những nguyên nhân trên, nên thống kê kim ngạch XNK của Bộ Công Thương vẫn đưa ra những con số rất khả quan, sản lượng giầy, dép da tháng 8 ước đạt 32 triệu đôi, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch XK giầy, dép các loại tháng 8 ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 8 tháng năm 2015, kim ngạch XK giầy, dép các loại 8 tháng đầu năm ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Còn theo ước tính từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong tháng 8, ngành dệt may XK ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng gần 13,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch XK ước đạt hơn 15 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2014. Bên cạnh đó, sản lượng NK bông, xơ sợi, vải các loại trong tháng 8 có giảm đôi chút cho với tháng 7 nhưng lượng NK nguyên phụ liệu vẫn đạt mức tăng 10,5%.
Ứng phó lâu dài
Có thể thấy, mặc dù mức độ ảnh hưởng của tỷ giá nhân dân tệ đến da giày và dệt may vẫn chưa đáng kể, kim ngạch XNK vẫn tăng đều đặn nhưng bà Phan Thị Thanh Xuân đưa ra cảnh báo, về lâu dài, hàng hóa Trung Quốc giá rẻ sẽ tràn vào thị trường nước ta và hàng hóa của Việt Nam khi XK sang Trung Quốc hay các quốc gia khác đều phải chịu áp lực cạnh tranh lớn về giá. Nếu DN Việt Nam không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, rất có thể, các mặt hàng XK này sẽ bị đánh bật khỏi thị trường, gây thiệt hại lớn.
Tuy nhiên, góc nhìn của một chuyên gia tài chính kinh tế lại đưa ra một luận điểm khác, theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính, Học viện Tài chính, về mặt lý thuyết, một nước phá giá đồng tiền của mình thì hàng hóa có thể rẻ hơn nhưng họ có bán rẻ hay không lại hoàn toàn là câu chuyện khác. Vì trong kinh tế học có khái niệm về độ co giãn, tức là nếu hàng hóa hạ giá 10% nhưng khối lượng bán ra chỉ tăng thêm 5% thì doanh thu cũng sụt giảm, sẽ không ai áp dụng phương pháp hạ giá này. Do vậy, việc hàng Trung Quốc có hạ giá hay không vẫn là chuyện cần phải thống kê, tính toán kỹ càng.
Chính vì thế, trước những điều chỉnh lên xuống khó lường của tỷ giá đồng nhân dân tệ, các chuyên gia đều đánh giá, những ảnh hưởng trên chỉ mang tính chất tạm thời và khó có thể dự đoán trước điều gì.
Do đó, bên cạnh những giải pháp ngắn hạn là NK cầm chừng, theo dõi sát tình hình biến động, bà Phan Thị Thanh Xuân cho rằng, về lâu dài, DN cần có phương án thay đổi phương thức sản xuất cho phù hợp, tăng lượng sử dụng nguyên phụ liệu trong nước hoặc NK từ các thị trường khác ngoài Trung Quốc. Điều này vừa tránh những ảnh hưởng từ tỷ giá, vừa chuẩn bị cho những quy định của Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là vấn đề không hề mới nhưng nhiều DN Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- ·Hà Nội: Nhiều lựa chọn nếu không trúng tuyển lớp 10 công lập
- ·Hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh có vấn đề về sức khỏe
- ·Cận cảnh Air Blade mới của Honda Việt Nam
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·THACO khánh thành nhà máy Xe chuyên dụng hạng nặng và Sơmi rơmoóc
- ·Hyundai Grand i10 tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất Việt Nam
- ·Mui trần Mercedes
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Quan tâm hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa
- ·Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM
- ·Chán ca hát, Hồ Ngọc Hà lái xe sang Rolls
- ·Dùng biển số giả, có bị tước giấy phép lái xe?
- ·Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·Những 'độc chiêu' nên làm khi xe nổ lốp giữa đường
- ·Tay đua F1 được trả lương ‘khủng’ thế nào?
- ·'Hàng hiếm' BMW M3 cũ của Cường Đôla gặp nạn ở Sài Gòn
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·Hai thí sinh bị tai nạn giao thông vẫn hoàn thành bài thi môn Toán