会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bóng đá số - dữ liệu 66】Áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn!

【bóng đá số - dữ liệu 66】Áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn

时间:2024-12-23 21:37:12 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:421次
Năm 2022: Điều hành giá thận trọng,Áplựclạmpháttrongnămlàrấtlớbóng đá số - dữ liệu 66 linh hoạt và chủ động
Lạm phát trong năm 2022 khoảng 3%
Sức ép lạm phát trong năm 2022
Ba kịch bản cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2022
Áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn
Bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ thống kê giá (Tổng cục Thống kê).

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, mức lạm phát cơ bản năm 2021 là thấp nhất kể từ năm 2011. Bà có đánh giá như thế nào về chỉ số lạm phát cơ bản năm 2021?

Bình quân năm 2021, lạm phát cơ bản tăng 0,81% so với năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,84%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng. Mức lạm phát cơ bản năm 2021 so với năm trước là mức thấp nhất kể từ năm 2011.

Nguyên nhân khiến CPI năm 2021 có mức tăng thấp nhất trong 6 năm qua là do sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt phong tỏa nghiêm ngặt, giãn cách kéo dài (đặc biệt trong quý 3/2021) đã tác động đến nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ngoài ra, để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, trong năm 2021, Chính phủ đã yêu cầu giảm giá điện, nước sinh hoạt, viễn thông, không tăng học phí, viện phí theo lộ trình, thậm chí miễn giảm học phí 2021-2022 cho các đối tượng gặp khó khăn.

Theo bà, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những áp lực lạm phát nào trong năm 2022?

Bước sang năm 2022, chúng tôi đánh giá áp lực lạm phát là rất lớn. Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trong năm 2022, lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.

Bên cạnh đó, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng sẽ tác động vào giá thực phẩm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở được tính trong CPI cũng sẽ tăng theo giá nguyên liệu dùng trong xây dựng. Giá dịch vụ giáo dục tăng trở lại do một số địa phương kết thúc thời gian được miễn, giảm học phí năm học 2021-2022 và ảnh hưởng của việc thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Ngoài ra, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí tăng trở lại cũng tác động không nhỏ tới CPI chung.

Để giúp kiềm chế lạm phát tăng cao trong năm 2022, Việt Nam sẽ cần triển khai các giải pháp gì, thưa bà?

Để giúp kiềm chế lạm phát tăng cao trong năm 2022, chúng tôi đề xuất một số giải pháp. Thứ nhất, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt, cần đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp.

Thứ hai, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp Quỹ bình ổn xăng dầu để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này đối với CPI chung của nền kinh tế.

Bộ Công Thương cần chủ động chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát. Đặc biệt, thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ nhằm loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý.

Thứ ba, giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Do đó, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước giàu tài nguyên, hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát.

Xin cảm ơn bà!

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Dịch bệnh Covid
  • Nguy hiểm tiềm ẩn khi ăn hạt chia khô hoặc ăn quá nhiều
  • Sáng kiến ngăn tai nạn đường sắt của học sinh cấp ba
  • Thưởng tết có nên quy định cứng trong Bộ luật Lao động?
  • An toàn, trật tự trên chuyến bay Bamboo Airways chở công dân Bình Định từ TP.HCM về quê
  • Lao động có thể làm việc lâu dài tại Nhật Bản và được bảo lãnh người thân
  • Thay đổi nhỏ để tối đa hóa việc ngâm chân nước ấm
  • Thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 9 địa phương
推荐内容
  • Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 6 giờ ngày 6/9/2021
  • Thời tiết đêm 22/11: Từ tối 24/11, Trung Bộ mưa giảm dần
  • VinaPhone tăng thỏa thuận chuyển vùng quốc tế
  • Quan trắc và kiểm soát phát thải Dioxin/Furan ở Việt Nam: Đáp án cho câu hỏi khó
  • Triển khai thực hành Văn hóa Doanh nghiệp PV GAS 2021
  • Đạp xe 4.400 km trong 100 ngày để hàn gắn với vợ