【kết quả cúp châu âu】Nhận diện lực cản tăng trưởng trong giai đoạn 2021
Nhiều dự báo tích cực về tăng trưởng
Phát biểu khai mạc hội thảo,ậndiệnlựccảntăngtrưởngtronggiaiđoạkết quả cúp châu âu Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trước tác động của dịch Covid-19, hầu hết các nền kinh tế đang phải vật lộn để tồn tại và phục hồi, đồng thời vẫn chưa có một bằng chứng chắc chắn nào cho thấy đại dịch sẽ sớm kết thúc. Mặc dù vậy, những biện pháp kịp thời và hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 đã giúp Việt Nam giữ được ổn định kinh tế vĩ mô. Đây cũng là nền tảng cho quá trình phục hồi kinh tế trong năm 2021 và trung hạn 2021 - 2025.
“Việc tận dụng được những cơ hội mới để phục hồi kinh tế năm 2021 và bứt phá trong giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025. Các giải pháp, định hướng chính sách được kịp thời cập nhật và điều chỉnh để thực hiện được nhiệm vụ này” - Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.
Trình bày báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam 2020 và xu hướng trung hạn, TS. Đặng Đức Anh - Phó Giám đốc NCIF cho biết, hầu hết các tổ chức quốc tế đều đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Các dấu hiệu phục hồi tích cực được chỉ ra như là: Nhiều chỉ số tài chính, kinh tế có dấu hiệu cải thiện hơn. Chính phủ chủ động và có kinh nghiệm hơn trong kiểm soát, đối phó với dịch bệnh. Khu vực dịch vụ có cơ hội tăng trưởng cao hơn nếu trạng thái dịch bệnh ổn định được duy trì. Cùng với đó, xuất khẩu đang trong xu hướng tăng nhanh, đi kèm với các điều kiện thuận lợi: hầu hết nền kinh tế đối tác lớn, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc và EU tiếp tục xu hướng cải thiện tăng trưởng, tăng mạnh khai thác các ưu đãi trong EVFTA.
Bên cạnh đó, đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh giải ngân và có điều kiện tăng mạnh giải ngân trong năm tới khi Chính phủ cho khởi công các dự án đầu tư công lớn. Lãi suất ở mức thấp tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, diễn biến thực tế còn phụ thuộc vào tình hình và khả năng kiểm soát dịch bệnh trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam.
Việt Nam vẫn tăng trưởng theo quán tính
Mặc dù dự báo lạc quan song TS. Đặng Đức Anh cũng nhấn mạnh rủi ro kinh tế toàn cầu vẫn còn rất lớn. Khả năng tăng trưởng cao trong giai đoạn 2021 - 2025 của Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Diễn biến của Covid-19 có thể còn phức tạp và khó lường ngay cả khi vaccine được cung cấp. Tác động của các chính sách kích thích kinh tế khá hạn chế do dư địa của các chính sách tài khóa và tiền tệ hiện nay ở các quốc gia phát triển đều đang hạn hẹp dần. Hệ quả của các gói kích thích khối lượng tiền lớn tung vào thị trường trong khi cơ hội kinh doanh chưa phục hồi có thể làm tăng nguy cơ bất ổn tài chính, vĩ mô toàn cầu. Kinh tế thế giới và các nước đối tác lớn dự báo khả năng phục hồi trở lại trạng thái trước khi đại dịch Covid-19 sẽ cần thời gian khoảng 2 - 4 năm tùy thuộc mức độ tác động.
Trong nội tại nền kinh tế, quá trình phục hồi tăng trưởng đối mặt với một số thách thức. Đó là, tác động, hiệu quả của các chính sách kích thích kinh tế khá hạn chế, nhiều đối tượng khó khăn trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ. Triển vọng đầu tư không đồng đều, đầu tư tư nhân vẫn yếu. “Sức khỏe” của doanh nghiệp không dễ dàng hồi phục ngay sau thời gian dài khó khăn. Sự chưa chắc chắn trong xu hướng phục hồi tăng trưởng của xuất khẩu, của các ngành kinh tế. Sức ép lạm phát và bất ổn vĩ mô do rủi ro chính sách siêu nới lỏng tiền tệ, tài khóa từ bên ngoài và chính sách tiền tệ mở rộng trong nước. Độ bền vững ngân sách nhà nước (NSNN) bị đe dọa nếu chi NSNN ở mức cao.
Trong bối cảnh đó, yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng trở nên cấp bách hơn. Năm 2020, mặc dù kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng dương, nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn theo quán tính của mô hình kinh tế dựa vào sự gia tăng của các yếu tố đầu vào. Đặc biệt là khi chúng ta có nhiều chính sách để ứng phó với Covid-19 nhưng nguồn lực để giải quyết vẫn rất khó khăn. Kích thích tăng trưởng kinh tế dựa trên gia tăng vốn đầu tư và lao động trình độ thấp không thể kéo dài quá lâu.
Phụ thuộc vốn ngoại, thị trường vốn trong nước chậm phát triển
Về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 – 2025, TS. Jonathan Pincus - Chuyên gia kinh tế cao cấp UNDP, đã trình bày một số vấn đề về vai trò của Chính phủ. Trong đó, ông nhấn mạnh việc phụ thuộc quá nhiều vào dòng vốn nước ngoài làm chậm sự phát triển của thị trường vốn trong nước. Mặc dù có lãi suất thấp song vay nợ nước ngoài có rủi ro lớn về tỷ giá. Với dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng lớn, khi nhà đầu tư chuyển lợi nhuận ra nước ngoài cũng ảnh hưởng đến cán cân thanh toán.
Trong khi đó, việc tiếp tục dễ dàng tiếp cận vốn nước ngoài sẽ giảm sức ép cải cách và phát triển thị trường vốn trong nước, vốn là mục tiêu dài hạn của Việt Nam. Với việc các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới bơm hàng nghìn tỷ USD thanh khoản vào thị trường, dòng vốn này sẽ tìm đến các thị trường mới nổi có lợi nhuận cao hơn như Việt Nam, điều này dễ gây bong bóng tài sản và biến động tài chính như đã từng xảy ra năm 2007 – 2008.
Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, NCIF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 nhiều khả năng sẽ đạt mức cao trở lại, với 2 kịch bản chủ yếu. Kịch bản cơ sở là tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt khoảng 6,17%, CPI trung bình khoảng 3,8%, diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới hồi phục, khi đại dịch Covid-19 dần được khống chế. Kịch bản khả quan là tăng trưởng có thể đạt 6,72%, CPI trung bình khoảng 4,2%. Kịch bản diễn ra trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn dự kiến. |
Hoàng Yến
(责任编辑:La liga)
- ·Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại Sa Pa
- ·Triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ công tác thuế
- ·Nâng chất đô thị văn minh
- ·Bông điên điển Thái rớt giá, nhiều nông hộ không thu hoạch
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Heo giống trên 2 triệu đồng/con
- ·Ngã Bảy
- ·Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chiến dịch
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Phát triển thương mại
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Chuẩn bị 300 tấn lúa giống cho vụ Đông xuân
- ·Sức mua hàng hóa tại các chợ, siêu thị giảm
- ·Khoảng 10.100 lượt người được tập huấn nông thôn mới
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Nỗ lực hoàn thành công tác thu ngân sách
- ·Truy thu trên 23 tỉ đồng
- ·Kim ngạch xuất nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Diện mạo mới ở đồng bằng sông Cửu Long