【kqbdanha】Ý nghĩa mô hình cải thiện sinh kế nông hộ
Sau hơn 2 năm thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và xây dựng các mô hình cải thiện sinh kế nông hộ vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang,ĩamhnhcảithiệnsinhkếnnghộkqbdanha PGS.TS Bùi Thị Nga, Trường Đại học Cần Thơ đã cho thấy hiệu quả tích cực.
Người dân huyện Long Mỹ, Vị Thủy chọn mô hình bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng thay cho lúa Hè thu.
Qua kết quả nghiên cứu, có 3/5 mô hình sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả tốt và được nhân rộng. Nhiều mô hình đã nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho một số hộ dân trên nhiều địa phương.
Đề tài được triển khai ở các huyện Long Mỹ, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh với 15 hộ dân tham gia. Các mô hình là biogas - cá sặc rằn; biogas - bèo tai tượng - ốc bươu đen - cá sặc rằn; biogas - khổ qua; tôm càng xanh trên ruộng lúa vụ Hè thu; bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng (mỗi mô hình có 3 hộ thực hiện). Theo chủ nhiệm đề tài PGS.TS Bùi Thị Nga, việc triển khai các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu đã được lãnh đạo địa phương và nông dân đánh giá rất cao, tạo điều kiện tăng thu nhập cho các hộ nghèo.
Thực hiện đề tài, ngoài việc hỗ trợ về kiến thức và vốn cho hộ nghèo phát triển trồng trọt, chăn nuôi, còn làm cho cộng đồng nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, từ đó có những hành động dần thích ứng trong cuộc sống, trong đó có việc lựa chọn sinh kế. Trong số 5 mô hình, có 3 mô hình được bà con đánh giá cao vì hiệu quả tốt. Đó là mô hình bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng; biogas - cá sặc rằn; biogas - bèo tai tượng - ốc bươu đen - cá sặc rằn. Chỉ sau 1 năm thực hiện đề tài, 6 hộ dân trên địa bàn huyện Long Mỹ và Vị Thủy đã ứng dụng nhân rộng.
Ông Đào Văn Trung, ở ấp 9, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, cho hay: “Sau mấy ngày đi hội thảo, tham quan mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng ở xã Vĩnh Viễn, tôi thấy thích hợp với điều kiện sẵn có của gia đình. Tôi đã áp dụng nuôi 20kg cá trê vàng kết hợp trồng bồn bồn trên 1.000m2 đất ruộng. Đến nay, cá được 7 tháng tuổi, còn bồn bồn thì thu hoạch nhiều lần. Mỗi ngày, tôi bán bồn bồn được 5 -10kg, với giá 25.000 đồng/kg. Khoản thu từ bồn bồn giúp gia đình tôi có thêm chi phí ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Còn cá cũng chuẩn bị thu hoạch, tôi chờ đến Tết Nguyên đán có giá cao mới bán”.
Điểm thành công lớn nhất của đề tài là khắc phục được nhược điểm cho những hộ dân sống ở những vùng địa lý nhạy cảm về khí hậu, đặc biệt là nông nghiệp và thủy sản hầu như không có cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp. Mô hình biogas - bèo - cá sặc rằn - ốc bươu đen đã biến đổi khó khăn, bất lợi thành lợi thế cho nông dân vùng bị xâm nhập mặn. Sự có mặt của bèo đã làm trung hòa pH đất, lọc tạp chất trong nước thải từ chăn nuôi heo, làm thức ăn cho cá và chỗ trú ẩn cho ốc. Ngoài ra, bèo còn là nguồn nguyên liệu dự trữ tại chỗ cho túi ủ biogas trong trường hợp thiếu phân heo. Mô hình này được người dân huyện Vị Thủy chọn để nhân rộng. Theo ông Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy, ở địa phương có một số hộ ứng dụng mô hình này để tận dụng các mương trống nuôi cá, ốc kiếm thêm thu nhập. Bên cạnh đó, bà con tận dụng bèo ủ làm phân hữu cơ bón cho cây, rau màu trong vườn.
Các mô hình hỗ trợ sinh kế đã định hướng cho người dân dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Đối với 3 hộ dân người dân tộc khó khăn ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ thì tìm được giải pháp phát triển kinh tế với mô hình biogas - cá sặc rằn. Không mất thời gian, phí thức ăn, mô hình đã đem về cho nông hộ nguồn thu nhập cao từ cá sặc rằn với năng suất trung bình trên 20kg cá/100m2. Người dân còn tiết giảm được tiền nguyên liệu đốt hàng tháng nhờ được thay thế bằng năng lượng khí đốt từ biogas. Môi trường chăn nuôi heo được cải thiện đáng kể, giảm mùi hôi và ô nhiễm từ nước thải chăn nuôi. Mô hình này đã được 3 nông hộ ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ và 2 hộ dân ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, áp dụng.
Tất cả các thành viên trong Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đều nhìn nhận các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu về cơ bản đã giúp người dân cải thiện thu nhập một cách bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu hiệu quả. Qua quá trình thực nghiệm, có những mô hình chưa đạt hiệu quả, thậm chí thua lỗ nhưng cũng rút ra được bài học kinh nghiệm, giúp nông dân loại bỏ mô hình kém hiệu quả, chưa thích hợp. Và quan trọng là các mô hình đã giúp người dân nâng cao nhận thức, thực hành sản xuất nông nghiệp an toàn, giảm ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, đề tài đã góp phần nâng cao kỹ thuật sản xuất cải tiến nói chung và ứng dụng công nghệ sinh học nói riêng trong chăn nuôi, trồng trọt cho người dân, hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- ·Hải Phòng đầu tư gần 650 tỷ đồng xây mới và nâng cấp đường
- ·Masterise Homes chính thức khai trương Sales Gallery kiêm lifestyle hub tại The Global City
- ·Khởi tố đối tượng giết người ngày mùng 2 tết
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·8 giải pháp giảm tai nạn giao thông từ 5
- ·Bình Định có nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị và du lịch An Quang
- ·Liên tiếp xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông trên đường 30/4, một tài xế tử vong
- ·Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- ·Diamond Crown Hai Phong
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·The Global City: Trung tâm mới “hái ra tiền” ở TP.HCM
- ·Công an huyện Dầu Tiếng: Khen thưởng đột xuất thành tích làm rõ vụ trộm vàng
- ·The Metropolitan
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Đà Nẵng tiếp tục chấp thuận dự án chung cư cao cấp, tổng vốn hơn 510 tỷ
- ·Vác kiếm đi đòi nợ
- ·Fusion Hotel Group
- ·Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- ·Bắt nhịp tinh hoa tại căn hộ trung tâm thành phố Thủ Dầu Một